Hãy luôn chấp nhận sự sửa phạt của Đức Giê-hô-va
“Chớ khinh điều sửa-phạt của Đức Giê-hô-va”.—CHÂM-NGÔN 3:11.
1. Tại sao chúng ta nên chấp nhận sự sửa phạt của Đức Chúa Trời?
VUA SA-LÔ-MÔN của nước Y-sơ-ra-ên xưa đưa ra lý do để chúng ta chấp nhận sự sửa phạt của Đức Chúa Trời. Ông nói: “Hỡi con, chớ khinh điều sửa-phạt của Đức Giê-hô-va, chớ hiềm lòng khi Ngài quở-trách; vì Đức Giê-hô-va yêu-thương ai thì trách-phạt nấy, như một người cha đối cùng con trai yêu-dấu mình”. (Châm-ngôn 3:11, 12) Thật vậy, Cha trên trời sửa phạt bạn vì Ngài yêu thương bạn.
2. “Sự sửa phạt” có ý nói đến điều gì, và một người có thể được sửa phạt ra sao?
2 “Sự sửa phạt” có ý nói đến trừng phạt, sửa dạy, chỉ bảo và giáo dục. Sứ đồ Phao-lô nói: “Các sự sửa-phạt lúc đầu coi như một cớ buồn-bã, chớ không phải sự vui-mừng; nhưng về sau sanh ra bông-trái công-bình và bình-an cho những kẻ đã chịu luyện-tập như vậy”. (Hê-bơ-rơ 12:11) Chấp nhận và áp dụng sự sửa phạt của Đức Chúa Trời có thể giúp bạn theo đuổi đường lối công bình và nhờ thế, đến gần Đức Chúa Trời thánh, Đức Giê-hô-va. (Thi-thiên 99:5) Một tín đồ có thể nhận được sự sửa dạy qua trung gian anh em đồng đức tin, qua những điều học được tại các buổi họp đạo Đấng Christ, và qua việc học Lời Đức Chúa Trời cũng như các ấn phẩm của “người quản gia ngay thật”. (Lu-ca 12:42-44) Hẳn bạn biết ơn xiết bao khi được giúp để nhận ra một điều nào đó mà bạn cần sửa đổi. Nhưng đối với tội nghiêm trọng thì cần có sự sửa phạt nào?
Lý do khiến một số người bị khai trừ
3. Khi nào một người bị khai trừ?
3 Tôi tớ của Đức Giê-hô-va học Kinh Thánh và các ấn phẩm đạo Đấng Christ. Các tiêu chuẩn của Đức Giê-hô-va được trình bày
tại các buổi họp, hội nghị và đại hội. Nhờ vậy, các tín đồ Đấng Christ biết được những gì Đức Giê-hô-va đòi hỏi nơi họ. Chỉ khi nào một thành viên của hội thánh phạm trọng tội mà không chịu ăn năn thì mới bị khai trừ.4, 5. Kinh Thánh nói đến một trường hợp khai trừ nào, và tại sao hội thánh được khuyên nên nhận lại người đó?
4 Hãy xem một trường hợp khai trừ được ghi trong Kinh Thánh. Hội thánh tại Cô-rinh-tô đã dung túng “sự dâm-loạn, dâm-loạn đến thế, dẫu người ngoại-đạo cũng chẳng có giống như vậy: là đến nỗi... có kẻ lấy vợ của cha mình”. Phao-lô giục các anh em ở Cô-rinh-tô “phải phó [người đó] cho quỉ Sa-tan, để hủy-hoại phần xác-thịt, hầu cho linh-hồn [“tâm thần”, NW] được cứu”. (1 Cô-rinh-tô 5:1-5) Khi bị khai trừ và vì thế bị phó cho quỉ Sa-tan, người phạm tội trở lại thế gian của Ma-quỉ. (1 Giăng 5:19) Việc trục xuất đó nhằm loại trừ khỏi hội thánh một ảnh hưởng xấu thuộc về xác thịt và duy trì “tâm-thần” hay thái độ tin kính của hội thánh.—2 Ti-mô-thê 4:22; 1 Cô-rinh-tô 5:11-13.
5 Không lâu sau, Phao-lô khuyên giục các tín đồ ở Cô-rinh-tô nhận lại người đã phạm tội. Tại sao? Ông nói để họ không bị “Sa-tan thắng”. Người phạm tội hẳn đã ăn năn và có lối sống thanh sạch. (2 Cô-rinh-tô 2:8-11) Nếu hội thánh Cô-rinh-tô không chịu nhận lại người đó thì Sa-tan thắng họ vì họ khắc nghiệt và không tha thứ, đúng với ý của hắn. Hẳn là không lâu sau đó, họ đã “tha-thứ yên-ủi” người ăn năn ấy.—2 Cô-rinh-tô 2:5-7.
6. Việc khai trừ đem lại lợi ích gì?
6 Việc khai trừ đem lại lợi ích gì? Đó là giữ cho danh thánh của Đức Giê-hô-va không bị gièm chê cũng như gìn giữ tiếng tốt cho dân Ngài. (1 Phi-e-rơ 1:14-16) Loại trừ người phạm tội mà không chịu ăn năn ra khỏi hội thánh là tuân giữ tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời và giữ cho hội thánh được thanh sạch về thiêng liêng. Điều này cũng có thể làm cho người không ăn năn tỉnh ngộ.
Cần phải ăn năn
7. Vì trì hoãn không thú nhận tội lỗi, Đa-vít đã cảm thấy thế nào?
7 Phần lớn những người phạm tội nặng đều thành thật ăn năn và không bị khai trừ. Dĩ nhiên, thành thật ăn năn không phải là điều dễ. Hãy xem trường hợp Vua Đa-vít của nước Y-sơ-ra-ên, người đã soạn bài Thi-thiên 32. Bài ca đó cho biết có một thời gian, Đa-vít không thú nhận tội trọng, có lẽ là tội phạm với Bát-Sê-ba. Hậu quả là tội lỗi giày vò làm ông kiệt sức, có thể ví như sức nóng khô hạn mùa hè làm cây khô héo. Đa-vít đau đớn về thể chất lẫn tinh thần, nhưng khi ông ‘xưng các sự vi-phạm cùng Đức Giê-hô-va; thì được Chúa tha tội-ác’. (Thi-thiên 32:3-5) Sau đó Đa-vít hát: “Phước thay cho người nào Đức Giê-hô-va không kể gian-ác cho”. (Thi-thiên 32:1, 2) Được Đức Chúa Trời thương xót quả là điều tuyệt diệu biết bao!
8, 9. Làm thế nào để bày tỏ sự ăn năn, và điều này quan trọng như thế nào trong việc nhận lại một người đã bị khai trừ?
8 Như vậy, rõ ràng là người phạm tội phải ăn năn nếu muốn được thương xót. Tuy nhiên, cảm giác xấu hổ hoặc sợ người khác biết không phải là sự ăn năn. “Ăn năn” nghĩa là thay đổi ý nghĩ của mình về hạnh kiểm xấu, vì hối tiếc điều đã làm. Một người ăn năn có “lòng đau-thương thống-hối” và muốn sửa sai.—Thi-thiên 51:17; 2 Cô-rinh-tô 7:10, 11.
9 Ăn năn là yếu tố rất quan trọng để được nhận vào lại hội thánh tín đồ Đấng Christ. Một người bị khai trừ không tự động được hội thánh nhận lại sau một thời gian. Trước khi được nhận lại, lòng người đó phải thay đổi rất nhiều. Người đó phải ý thức tính chất nghiêm trọng của tội mình phạm và sự sỉ nhục đã gây ra cho Đức Giê-hô-va và hội thánh. Người phạm tội phải ăn năn, tha thiết cầu xin Đức Chúa Trời tha thứ, và phải làm theo những đòi hỏi công bình của Ngài. Khi xin trở lại hội thánh, người đó phải cho thấy bằng chứng là mình đã ăn năn và làm những Công-vụ 26:20.
“công-việc xứng-đáng với sự ăn-năn”.—Tại sao phải thú tội?
10, 11. Tại sao chúng ta không nên giấu giếm tội lỗi?
10 Một số người đã phạm tội có thể lý luận: “Nếu cho người khác biết về tội của mình, có lẽ tôi phải trả lời về những điều khó nói và có thể bị khai trừ. Nếu giữ kín thì không phải lo ngại điều đó và không ai trong hội thánh biết”. Lý luận như thế là không nghĩ đến một số yếu tố quan trọng. Đó là những yếu tố nào?
11 Đức Giê-hô-va là “Đức Chúa Trời nhân-từ, thương-xót, chậm giận, đầy-dẫy ân-huệ và thành-thực, ban ơn đến ngàn đời, xá điều gian-ác, tội trọng, và tội-lỗi”. Thế nhưng, Ngài cũng sửa-phạt dân Ngài “có chừng-mực”. (Xuất Ê-díp-tô Ký 34:6, 7; Giê-rê-mi 30:11) Nếu bạn phạm tội nặng và giấu nhẹm, thì làm sao bạn nhận được sự thương xót của Đức Chúa Trời? Đức Giê-hô-va biết tội của bạn và Ngài sẽ không bỏ qua.—Châm-ngôn 15:3; Ha-ba-cúc 1:13.
12, 13. Khi giấu tội lỗi, hậu quả có thể là gì?
12 Nếu đã phạm tội trọng nhưng thú nhận tội lỗi, bạn có thể có lại một lương tâm tốt. (1 Ti-mô-thê 1:18-20) Nhưng nếu không thú tội thì lương tâm bị ô uế và như thế bạn còn dễ phạm tội thêm nữa. Hãy nhớ rằng bạn không chỉ phạm tội với một người hoặc hội thánh. Bạn đã phạm tội với Đức Chúa Trời. Người viết Thi thiên hát: “Đức Giê-hô-va ngự trong đền thánh Ngài; ngôi Ngài ở trên trời; con mắt Ngài nhìn-xem, mí mắt Ngài dò con loài người. Đức Giê-hô-va thử người công-bình”.—Thi-thiên 11:4, 5.
13 Đức Giê-hô-va không ban phước cho người nào giấu tội nặng và cố ở trong hội thánh thanh sạch của đạo Đấng Christ. (Gia-cơ 4:6) Nếu bạn phạm tội và muốn làm điều đúng, đừng do dự mà hãy thành thật thú tội. Nếu không, bạn sẽ mang mặc cảm tội lỗi, nhất là khi bạn đọc hoặc nghe lời khuyên về những vấn đề nghiêm trọng như thế. Nói sao nếu Đức Giê-hô-va rút thánh linh Ngài khỏi bạn như Ngài đã làm trong trường hợp của Vua Sau-lơ? (1 Sa-mu-ên 16:14) Không có thánh linh của Đức Chúa Trời, bạn có thể còn phạm tội càng nghiêm trọng hơn nữa.
Hãy tin cậy những anh trung thành
14. Tại sao một người phạm tội nên theo lời khuyên ghi nơi Gia-cơ 5:14, 15?
14 Thế thì, một người phạm tội biết ăn năn nên làm gì? “Hãy mời các trưởng-lão Hội-thánh đến, sau khi nhân danh Chúa xức dầu cho người bịnh đoạn, thì các trưởng-lão hãy cầu-nguyện cho người. Sự cầu-nguyện bởi đức-tin sẽ cứu kẻ bịnh, Chúa sẽ đỡ kẻ ấy dậy”. (Gia-cơ 5:14, 15) Đến gặp trưởng lão là một cách để người đó cho thấy “kết-quả xứng-đáng với sự ăn-năn”. (Ma-thi-ơ 3:8) Các anh trung thành và nhân từ này sẽ ‘nhân danh Chúa xức dầu cho người bịnh và cầu-nguyện cho người’. Như dầu làm cho dễ chịu, lời khuyên dựa vào Kinh Thánh của họ cũng đem lại an ủi cho người nào thật sự ăn năn.—Giê-rê-mi 8:22.
15, 16. Làm thế nào các trưởng lão noi gương Đức Chúa Trời, như được ghi nơi Ê-xê-chi-ên 34:15, 16?
15 Đức Giê-hô-va, Đấng Chăn Chiên, đã giải thoát dân Do Thái khỏi tình trạng lưu đày ở Ba-by-lôn vào năm 537 TCN, và Ngài cũng đã giải thoát Y-sơ-ra-ên thiêng liêng khỏi “Ba-by-lôn Lớn” vào năm 1919 CN. Quả là một gương tuyệt diệu về sự chăm sóc đầy yêu thương! (Khải-huyền 17:3-5; Ga-la-ti 6:16) Như thế, Ngài làm đúng lời hứa: “Ấy chính ta sẽ chăn chiên ta và cho chúng nó nằm nghỉ... Ta sẽ tìm con nào đã mất, dắt về con nào đã bị đuổi, rịt thuốc cho con nào bị gãy, và làm cho con nào đau được mạnh”.—Ê-xê-chi-ên 34:15, 16.
16 Nói theo nghĩa bóng, Đức Giê-hô-va nuôi dưỡng chiên Ngài, cho chúng nằm nghỉ yên ổn và tìm những con đi lạc. Tương tự, những người chăn chiên tín đồ Đấng Christ lo sao cho bầy của Đức Chúa Trời được nuôi dưỡng đầy đủ và được an toàn về thiêng
liêng. Trưởng lão tìm những chiên đi lạc khỏi hội thánh. Giống như Đức Chúa Trời đã “rịt thuốc cho con nào bị gãy”, các giám thị “rịt thuốc” cho những chiên bị tổn thương vì lời nói của một người nào đó hoặc vì hành động của chính bản thân họ. Và như Đức Chúa Trời “làm cho con nào đau được mạnh”, các trưởng lão giúp đỡ những người bị bệnh về thiêng liêng được phục hồi, có lẽ vì tội lỗi do chính người đó gây ra.Cách người chăn giúp đỡ
17. Tại sao chúng ta không nên ngần ngại nhờ trưởng lão giúp đỡ?
17 Các trưởng lão sẵn lòng làm theo lời khuyên: “Hãy có lòng thương lẫn với sợ”. (Giu-đe 23) Một số tín đồ Đấng Christ phạm trọng tội khi hành động vô luân. Nhưng nếu thật lòng ăn năn, họ có thể tin tưởng là sẽ được các trưởng lão hết lòng giúp đỡ về thiêng liêng và đối xử một cách nhân từ, yêu thương. Nói về các trưởng lão kể cả ông, sứ đồ Phao-lô viết: “Không phải chúng tôi muốn cai-trị đức-tin anh em, nhưng chúng tôi muốn giúp thêm sự vui của anh em”. (2 Cô-rinh-tô 1:24) Vì thế, đừng ngần ngại nhờ họ giúp đỡ về thiêng liêng.
18. Trưởng lão đối xử ra sao với anh em đồng đạo khi họ phạm tội?
18 Nếu đã phạm tội nghiêm trọng, tại sao bạn có thể tin cậy các trưởng lão? Trước nhất vì họ là người chăn bầy của Đức Chúa Trời. (1 Phi-e-rơ 5:1-4) Không người chăn yêu thương nào lại đánh một con chiên hiền hòa, rên rỉ dù đó là do lỗi của nó. Vì thế, trưởng lão xét xử một trường hợp phạm tội không phải vì muốn trừng phạt mà vì quan tâm đến tội đã phạm và sự phục hồi thiêng liêng của người phạm tội, nếu có thể được. (Gia-cơ 5:13-20) Trưởng lão phải xét xử một cách công bình và đối đãi ân cần với bầy. (Công-vụ 20:29, 30; Ê-sai 32:1, 2) Như các tín đồ khác, trưởng lão phải “làm sự công-bình, ưa sự nhân-từ và bước đi cách khiêm-nhường với Đức Chúa Trời”. (Mi-chê 6:8) Những đức tính như thế rất quan trọng khi họ phải quyết định những điều liên quan đến sự sống và việc phụng sự của ‘chiên trong đồng cỏ [Đức Giê-hô-va]’.—Thi-thiên 100:3.
Giống như người chăn chiên thời xưa, các trưởng lão đạo Đấng Christ “rịt thuốc” và băng bó cho chiên bị thương
19. Với thái độ nào trưởng lão cố gắng ‘sửa lại’ một người?
19 Người chăn tín đồ Đấng Christ được thánh linh bổ nhiệm, và họ cố gắng đi theo sự hướng dẫn của thánh linh. Nếu “có người nào tình-cờ phạm lỗi gì”—vì không cảnh giác—các anh hội đủ điều kiện về thiêng liêng cố gắng “lấy lòng mềm-mại mà sửa họ lại”. (Ga-la-ti 6:1; Công-vụ 20:28) Với tính mềm mại nhưng đồng thời theo sát tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời, trưởng lão cố điều chỉnh lại lối suy nghĩ của người đó, như bác sĩ cẩn thận bó xương bị gãy cho bệnh nhân, để tránh gây đau đớn không cần thiết và chữa lành chỗ bị thương. (Cô-lô-se 3:12) Vì bất cứ hành động nào bày tỏ sự nhân từ cũng cần phải dựa vào Kinh Thánh và việc cầu nguyện, cho nên quyết định của các trưởng lão sẽ phản ánh quan điểm của Đức Giê-hô-va về vấn đề đó.—Ma-thi-ơ 18:18.
20. Khi nào có thể cần phải thông báo cho hội thánh là một người đã bị ủy ban tư pháp khiển trách?
20 Nếu nhiều người biết đến việc phạm tội, hoặc chắc chắn sẽ có nhiều người biết, thì có thể điều thích hợp là thông báo cho các anh em để hội thánh không bị tai tiếng. Cũng cần thông báo trong trường hợp hội thánh cần biết. Sau khi nhận sự khiển trách của ủy ban tư pháp, người phạm tội trong thời gian phục hồi về thiêng liêng cũng giống như người đang phục hồi sau khi bị thương, các hoạt động của người đó tạm thời bị giới hạn. Trong một thời gian, có lẽ điều lợi ích cho người có lòng ăn năn là lắng nghe thay vì phát biểu trong các buổi họp. Các trưởng lão có thể sắp xếp cho một anh hay chị học Kinh Thánh với người đó nhằm củng cố khía cạnh đang bị yếu, hầu cho người đó được “vững-vàng trong đức-tin”. (1 Cô-rinh-tô 16:13) Tất cả những điều này được thực hiện vì tình yêu thương và không nhằm mục tiêu trừng phạt người phạm lỗi.
21. Một số trường hợp phạm tội có thể được xử lý như thế nào?
21 Trưởng lão có thể giúp đỡ về thiêng liêng bằng nhiều cách. Chẳng hạn, một anh từng nghiện rượu, đã uống rượu quá độ một hoặc hai lần khi ở nhà một mình. Hoặc một người đã bỏ thuốc lá lâu rồi, nhưng trong lúc yếu đuối đã hút lại một hay hai lần. Dù anh đã cầu nguyện và tin là đã được Đức Chúa Trời tha thứ, anh nên nhờ trưởng lão giúp đỡ để tội đó không trở thành thói quen. Một hoặc hai trưởng lão có thể xử lý trường hợp này. Tuy nhiên, người trưởng lão cần báo cho anh giám thị chủ tọa biết vì có thể có những yếu tố khác liên hệ.
Hãy tiếp tục chấp nhận sự sửa phạt của Đức Chúa Trời
22, 23. Tại sao bạn cần phải tiếp tục chấp nhận sự sửa phạt của Đức Chúa Trời?
22 Để được Đức Chúa Trời chấp nhận, mỗi tín đồ phải để ý đến sự sửa phạt của Ngài. (1 Ti-mô-thê 5:20) Vậy hãy ghi vào lòng mọi sự sửa dạy nhận được khi bạn học Kinh Thánh và những ấn phẩm của đạo Đấng Christ, hoặc khi bạn nghe lời khuyên tại buổi họp, hội nghị và đại hội của dân Đức Giê-hô-va. Hãy luôn thận trọng để làm theo ý muốn Đức Giê-hô-va. Có như thế, sự sửa phạt của Đức Chúa Trời sẽ như bức tường thiêng liêng, bảo vệ bạn tránh phạm tội.
23 Nếu chấp nhận sự sửa phạt của Đức Chúa Trời, bạn có thể giữ mình trong tình yêu thương của Ngài. Mặc dù một số người đã bị khai trừ khỏi hội thánh, nhưng bạn không phải rơi vào trường hợp như thế nếu “cẩn-thận giữ tấm lòng” và ‘xử mình như người khôn-ngoan’. (Châm-ngôn 4:23; Ê-phê-sô 5:15) Nhưng nếu bạn là người bị khai trừ, sao không làm những gì cần làm để được trở lại hội thánh? Đức Chúa Trời muốn tất cả những người đã dâng mình thờ phượng Ngài một cách trung thành và “vui lòng lạc-ý”. (Phục-truyền Luật-lệ Ký 28:47) Bạn có thể mãi mãi được như thế nếu luôn chấp nhận sự sửa phạt của Đức Giê-hô-va.—Thi-thiên 100:2.