Bạn có phạm tội nghịch cùng thánh linh không?
Bạn có phạm tội nghịch cùng thánh linh không?
“Cũng có tội đến nỗi chết”.—1 GIĂNG 5:16.
1, 2. Làm sao chúng ta biết một người có thể phạm tội nghịch cùng thánh linh Đức Chúa Trời?
“TÔI bị ám ảnh với ý nghĩ mình đã phạm tội nghịch cùng thánh linh”. Một phụ nữ ở Đức đã viết lời này, dù đang thờ phượng Đức Chúa Trời. Có thể nào một tín đồ Đấng Christ phạm tội nghịch cùng thánh linh, tức sinh hoạt lực của Đức Chúa Trời không?
2 Đúng vậy, một người có thể phạm tội nghịch cùng thánh linh của Đức Giê-hô-va. Chúa Giê-su nói: ‘Các tội-lỗi và lời phạm-thượng của người ta đều sẽ được tha; song lời phạm-thượng đến Thánh-Linh thì sẽ chẳng được tha đâu’. (Ma-thi-ơ 12:31) Chúng ta được cảnh báo: “Nếu chúng ta đã nhận biết lẽ thật rồi, mà lại cố-ý phạm tội, thì không còn có tế-lễ chuộc tội nữa, nhưng chỉ có sự đợi-chờ kinh-khiếp về sự phán-xét”. (Hê-bơ-rơ 10:26, 27) Sứ đồ Giăng viết: “Cũng có tội đến nỗi chết”. (1 Giăng 5:16) Nhưng, có phải chính người phạm tội trọng tự xác định mình đã phạm “tội đến nỗi chết” không?
Người ăn năn sẽ được tha thứ
3. Nếu chúng ta hết sức đau buồn về tội mình đã phạm, điều này có thể cho thấy gì?
3 Đức Giê-hô-va là Quan Án tối cao phán xét những người phạm tội. Thật thế, tất cả chúng ta phải khai trình với Ngài, và Ngài luôn làm điều công bình. (Sáng-thế Ký 18:25; Rô-ma 14:12) Đức Giê-hô-va là Đấng quyết định chúng ta có phạm tội không thể tha thứ hay không, và Ngài có thể thu hồi thánh linh đã ban cho chúng ta. (Thi-thiên 51:11) Tuy nhiên, nếu chúng ta hết sức đau buồn về tội mình đã phạm, thì rất có thể là chúng ta thành thật ăn năn. Nhưng thành thật ăn năn nghĩa là gì?
4. (a) Thế nào là ăn năn? (b) Tại sao những lời nơi Thi-thiên 103:10-14 mang lại nhiều khích lệ?
4 Ăn năn có nghĩa là chúng ta thay đổi thái độ về hành động sai trái đã phạm hoặc đường lối xấu mà mình dự tính. Điều đó có nghĩa chúng ta cảm thấy đau khổ hoặc hối tiếc, và từ bỏ đường lối tội lỗi. Nếu phạm tội trọng nhưng đã làm những bước cần thiết cho thấy mình thật sự ăn năn, chúng ta có thể được khích lệ qua những lời của người viết Thi-thiên: “Ngài [Đức Giê-hô-va] không đãi chúng tôi theo tội-lỗi chúng tôi, cũng không báo-trả chúng tôi tùy sự gian-ác của chúng tôi. Vì hễ các từng trời cao trên đất bao nhiêu, thì sự nhân-từ Ngài càng lớn cho kẻ nào kính-sợ Ngài bấy nhiêu. Phương đông xa cách phương tây bao nhiêu, thì Ngài đã đem sự vi-phạm chúng tôi khỏi xa chúng tôi bấy nhiêu. Đức Giê-hô-va thương-xót kẻ kính-sợ Ngài, khác nào cha thương-xót con-cái mình vậy. Vì Ngài biết chúng tôi nắn nên bởi giống gì, Ngài nhớ lại rằng chúng tôi bằng bụi-đất”.—Thi-thiên 103:10-14.
5, 6. Hãy nêu ý chính và giải thích lời của sứ đồ Giăng nơi 1 Giăng 3:19-22.
5 Những lời của sứ đồ Giăng cũng mang lại sự khích lệ: “Bởi đó, chúng ta biết mình là thuộc về lẽ thật, và giục lòng vững-chắc ở trước mặt Ngài. Vì nếu lòng mình cáo-trách mình, thì Đức Chúa Trời lại lớn hơn lòng mình nữa, và biết cả mọi sự. Hỡi kẻ rất yêu-dấu, ví bằng lòng mình không cáo-trách, thì chúng ta có lòng rất dạn-dĩ, đặng đến gần Đức Chúa Trời: và chúng ta xin điều gì mặc dầu, thì 1 Giăng 3:19-22.
nhận được điều ấy, bởi chúng ta vâng-giữ các điều-răn của Ngài và làm những điều đẹp ý Ngài”.—6 Chúng ta “biết mình là thuộc về lẽ thật” vì biểu lộ tình yêu thương anh em và không thực hành tội lỗi. (Thi-thiên 119:11) Nếu vì lý do nào đó, chúng ta cảm thấy lòng mình tự cáo trách, thì nên nhớ rằng “Đức Chúa Trời lại lớn hơn lòng mình nữa, và biết cả mọi sự”. Đức Giê-hô-va biểu lộ lòng thương xót đối với chúng ta vì biết chúng ta “yêu-thương anh em cách thật-thà”, kháng cự tội lỗi và nỗ lực làm theo ý muốn Ngài. (1 Phi-e-rơ 1:22) Lòng chúng ta sẽ không tự “cáo-trách” nếu tin cậy Đức Giê-hô-va, biểu lộ tình yêu thương anh em và không cố tình thực hành tội lỗi. Chúng ta sẽ “rất dạn-dĩ, đặng đến gần Đức Chúa Trời” qua lời cầu nguyện, và Ngài sẽ nhậm lời vì chúng ta vâng giữ các điều răn Ngài.
Những người phạm tội nghịch cùng thánh linh
7. Yếu tố nào quyết định một tội có thể được tha thứ hay không?
7 Những tội nào không được tha? Để trả lời câu hỏi này chúng ta hãy xem xét vài trường hợp trong Kinh Thánh. Việc này sẽ mang lại sự khích lệ nếu chúng ta ăn năn mặc dù vẫn cảm thấy rất đau buồn về tội trọng mình đã phạm. Chúng ta sẽ thấy tội mà một người đã phạm không là yếu tố duy nhất để quyết định tội đó có thể được tha thứ hay không, mà còn tùy thuộc vào động cơ, tấm lòng và mức độ cố ý vi phạm.
8. Một số nhà lãnh đạo tôn giáo Do Thái vào thế kỷ thứ nhất đã phạm tội nghịch cùng thánh linh như thế nào?
8 Các nhà lãnh đạo tôn giáo Do Thái vào thế kỷ thứ nhất cố tình làm hại Chúa Giê-su thì họ phạm tội nghịch cùng thánh linh. Họ đã thấy thánh linh hoạt động khi Chúa Giê-su làm phép lạ để tôn vinh Đức Giê-hô-va. Tuy nhiên, những kẻ thù này của Đấng Christ quy quyền lực ấy cho Sa-tan Ma-quỉ. Theo lời Chúa Giê-su, những người phạm đến thánh linh Đức Chúa Trời như thế thì “dầu đời nầy hay đời sau cũng sẽ chẳng được tha”.—9. Lời phạm thượng là gì, và Chúa Giê-su nói gì về điều này?
9 Lời phạm thượng nghĩa là phỉ báng, lăng mạ, hoặc xúc phạm. Vì thánh linh bắt nguồn từ Đức Chúa Trời, thế nên nói nghịch lại thánh linh tức là nói nghịch với Đức Giê-hô-va. Nói những lời như thế mà không ăn năn thì không thể tha thứ. Lời Chúa Giê-su nói đến tội đó cho thấy ngài ám chỉ những người cố tình chống lại hoạt động của thánh linh. Vì thánh linh Đức Giê-hô-va hoạt động nơi Chúa Giê-su nhưng những kẻ chống ngài lại quy quyền lực ấy cho Ma-quỉ, họ đã nói phạm nghịch cùng thánh linh. Vì vậy, Chúa Giê-su phán: ‘Ai nói phạm đến Thánh-Linh thì chẳng hề được tha, phải mắc tội đời đời’.—Mác 3:20-29.
10. Tại sao Chúa Giê-su gọi Giu-đa là “đứa con của sự hư-mất”?
10 Cũng hãy xem trường hợp của Giu-đa Ích-ca-ri-ốt. Hắn theo đường lối bất lương, lấy trộm tiền từ túi bạc mà hắn được giữ. (Giăng 12:5, 6) Sau đó, Giu-đa đến với các nhà lãnh đạo Do Thái và âm mưu phản bội Chúa Giê-su với giá 30 miếng bạc. Tuy hắn cảm thấy day dứt sau khi đã phản bội Chúa Giê-su, nhưng không hề ăn năn về hành vi cố ý phạm tội. Do đó, Giu-đa không xứng đáng được sống lại. Vì vậy, Chúa Giê-su gọi hắn là “đứa con của sự hư-mất”.—Giăng 17:12; Ma-thi-ơ 26:14-16.
Những người không phạm tội nghịch cùng thánh linh
11-13. Liên quan đến Bát-sê-ba, Vua Đa-vít đã phạm những tội nào, và cách Đức Giê-hô-va đối xử với họ có thể khích lệ chúng ta ra sao?
11 Đôi khi tín đồ Đấng Christ thú nhận tội trọng mình đã phạm và được các trưởng lão trong hội thánh giúp đỡ về mặt thiêng liêng nhưng vẫn đau buồn về việc vi phạm luật pháp Đức Chúa Trời. (Gia-cơ 5:14) Nếu cá nhân chúng ta cũng băn khoăn, day dứt như thế, rất có thể chúng ta sẽ được lợi ích khi xem xét Kinh Thánh nói gì về trường hợp của những người đã được tha thứ.
12 Vua Đa-vít phạm tội trọng với Bát-sê-ba, vợ của U-ri. Trên nóc đền vua, Đa-vít đã thấy người nữ xinh đẹp này đang tắm, ông sai người đem nàng vào cung và có quan hệ với nàng. Sau đó, được tin người nữ này có thai, ông đã âm mưu để cho người chồng là U-ri ngủ cùng nàng hầu che đậy việc ngoại tình. Khi âm mưu thất bại, nhà vua đã sắp đặt để U-ri bị giết trong chiến trận. Sau đó, Bát-sê-ba trở thành vợ của Đa-vít và sinh cho ông một đứa con nhưng không lâu sau, đứa bé này chết.[—2 Sa-mu-ên 11:1-27]
13 Đức Giê-hô-va đã xử lý vấn đề liên quan đến Đa-vít và Bát-sê-ba. Đức Chúa Trời tha thứ cho Đa-vít, có lẽ Ngài xét đến những yếu tố như sự ăn năn của Đa-vít và giao ước Nước Trời mà Ngài đã lập với ông. (2 Sa-mu-ên 7:11-16; 12:7-14) Hẳn Bát-sê-ba đã có thái độ ăn năn, vì bà được đặc ân làm mẹ Vua Sa-lô-môn và là tổ mẫu của Chúa Giê-su. (Ma-thi-ơ 1:1, 6, 16) Nếu phạm tội, chúng ta nên nhớ rằng Đức Giê-hô-va để ý đến thái độ ăn năn của chúng ta.
14. Lòng rộng lượng tha thứ của Đức Chúa Trời được minh họa như thế nào trong trường hợp Vua Ma-na-se?
14 Lòng rộng lượng tha thứ của Đức Giê-hô-va cũng được minh họa trong trường hợp Vua Ma-na-se xứ Giu-đa. Ông đã làm điều ác trước mặt Đức Giê-hô-va. Ma-na-se lập bàn thờ cho Ba-anh, hầu việc “cả cơ-binh trên-trời”, thậm chí dựng bàn thờ cho các thần giả trong hai hành lang của đền Đức Giê-hô-va. Ông đưa các con trai mình qua lửa, khuyến khích thực hành ma thuật, khiến dân cư Giu-đa và Giê-ru-sa-lem “làm điều ác hơn các dân-tộc mà Đức Giê-hô-va đã hủy-diệt khỏi trước mặt dân Y-sơ-ra-ên”. Các nhà tiên tri của Đức Chúa Trời đã đưa ra lời cảnh báo nhưng không ai để ý. Cuối cùng, vua A-si-ri bắt giam Ma-na-se. Trong thời gian bị giam cầm, Ma-na-se đã ăn năn và hạ mình xuống nài xin với Đức Chúa Trời. Ngài tha thứ và phục hồi vương quyền cho ông tại Giê-ru-sa-lem, và ông đẩy mạnh sự thờ phượng thật.—2 Sử-ký 33:2-17.
15. Sự việc nào trong cuộc đời sứ đồ Phi-e-rơ cho thấy Đức Giê-hô-va có lòng rộng lượng tha thứ?
15 Nhiều thế kỷ sau, sứ đồ Phi-e-rơ đã phạm tội trọng khi chối Chúa Giê-su. (Mác 14:30, 66-72) Tuy nhiên, Đức Giê-hô-va đã rộng lượng tha thứ cho Phi-e-rơ. (Ê-sai 55:7) Tại sao? Vì Phi-e-rơ đã thành thật ăn năn. (Lu-ca 22:62) Có bằng chứng rõ ràng về sự tha thứ của Đức Chúa Trời: vào ngày Lễ Ngũ Tuần, Phi-e-rơ có đặc ân làm chứng dạn dĩ về Chúa Giê-su. (Công-vụ 2:14-36) Có lý do nào để nghĩ rằng Đức Chúa Trời sẽ không rộng lượng tha thứ cho các tín đồ Đấng Christ thời nay khi họ thật sự ăn năn không? Người viết Thi-thiên hát: “Hỡi Đức Giê-hô-va, nếu Ngài cố-chấp sự gian-ác, thì, Chúa ôi! ai sẽ còn sống? Nhưng Chúa có lòng tha-thứ cho”.—Thi-thiên 130:3, 4.
Giảm bớt lo âu về tội lỗi
16. Đức Chúa Trời tha thứ trong trường hợp nào?
16 Những trường hợp đề cập ở trên hẳn giúp chúng ta bớt lo âu về việc đã phạm tội nghịch cùng thánh linh. Các trường hợp đó cho thấy Đức Giê-hô-va quả có tha thứ cho những người phạm tội biết ăn năn. Điều quan trọng hàng đầu là tha thiết cầu nguyện với Đức Chúa Trời. Nếu phạm tội, chúng ta có thể nài xin được tha thứ dựa trên sự hy sinh làm giá chuộc của Chúa Giê-su, lòng thương xót của Đức Giê-hô-va, sự bất toàn di truyền và quá trình phụng sự trung thành của chúng ta. Ê-phê-sô 1:7.
Hiểu biết về ân điển của Đức Giê-hô-va, chúng ta có thể tìm kiếm sự tha thứ với lòng tin rằng sẽ được Ngài nhậm lời.—17. Nếu phạm tội và cần sự giúp đỡ về thiêng liêng, chúng ta nên làm gì?
17 Nếu chúng ta phạm tội nhưng không thể cầu nguyện vì cảm thấy không còn xứng đáng để đến gần Đức Chúa Trời thì sao? Về vấn đề này, môn đồ Gia-cơ viết: “[Người ấy] hãy mời các trưởng-lão Hội-thánh đến, sau khi nhân danh Chúa xức dầu cho người bịnh đoạn, thì các trưởng-lão hãy cầu-nguyện cho người. Sự cầu-nguyện bởi đức-tin sẽ cứu kẻ bịnh, Chúa sẽ đỡ kẻ ấy dậy; nếu kẻ bịnh có phạm tội, cũng sẽ được tha”.—Gia-cơ 5:14, 15.
18. Dù một người đã bị khai trừ khỏi hội thánh, tại sao tội lỗi của người đó không nhất thiết là không thể tha thứ?
18 Ngay cả nếu một người phạm tội đã có lúc không ăn năn và bị khai trừ khỏi hội thánh, tội lỗi của người ấy không nhất thiết là không thể tha thứ. Liên quan đến người được xức dầu phạm tội và bị khai trừ ở Cô-rinh-tô, Phao-lô viết: “Kẻ đó đã bị phần nhiều người trong anh em quở-trách, ấy là đủ rồi; thà nay anh em tha-thứ yên-ủi, hầu cho người khỏi bị sa-ngã vì sự buồn-rầu quá lớn”. (2 Cô-rinh-tô 2:6-8; 1 Cô-rinh-tô 5:1-5) Tuy nhiên, để phục hồi tình trạng thiêng liêng, người phạm tội cần chấp nhận sự giúp đỡ dựa trên Kinh Thánh của các trưởng lão và chứng tỏ thành thật ăn năn. Họ phải “kết-quả xứng-đáng với sự ăn-năn”.—Lu-ca 3:8.
19. Điều gì giúp chúng ta luôn “vững vàng trong đức tin”?
19 Điều gì có thể khiến chúng ta cảm thấy mình đã phạm tội nghịch cùng thánh linh? Nguyên nhân có thể là tính cầu toàn hoặc thể trạng yếu đuối. Trong trường hợp này, cầu nguyện và nghỉ ngơi thêm có thể hữu ích. Nhất là đừng để Sa-tan làm chúng ta nản lòng mà ngưng phụng sự Đức Chúa Trời. Vì Đức Giê-hô-va không vui về sự chết của kẻ ác, chắc chắn Ngài cũng không thích bị mất bất cứ tôi tớ nào. Thế nên, nếu sợ là mình đã phạm tội nghịch cùng thánh linh, chúng ta nên tiếp tục nuôi dưỡng bằng Lời Đức Chúa Trời, kể cả những phần mang lại sự khích lệ như các bài Thi-thiên. Chúng ta cần tiếp tục tham dự các buổi họp của hội thánh và tham gia công việc rao truyền về Nước Trời. Làm thế sẽ giúp chúng ta “vững vàng trong đức tin” và không lo về việc mình có thể đã phạm tội không thể tha thứ.—Tít 2:2, Bản Dịch Mới.
20. Cách lập luận nào có thể giúp một người thấy rằng mình không phạm tội nghịch cùng thánh linh?
20 Người nào lo sợ mình đã phạm tội nghịch cùng thánh linh có thể tự hỏi: ‘Tôi có nói phạm đến thánh linh không? Tôi đã thành thật ăn năn về tội của mình chưa? Tôi có tin nơi sự tha thứ của Đức Chúa Trời không? Có phải tôi là kẻ bội đạo, không chấp nhận ánh sáng thiêng liêng không?’ Rất có thể những người như thế sẽ nhận thức rằng họ không nói phạm đến thánh linh của Đức Chúa Trời và cũng không phải là kẻ bội đạo. Họ ăn năn và luôn có niềm tin nơi sự tha thứ của Đức Chúa Trời. Nếu thế, họ đã không phạm tội nghịch cùng thánh linh.
21. Bài tiếp theo sẽ bàn đến những câu hỏi nào?
21 Thật nhẹ nhõm xiết bao khi biết chắc mình đã không phạm tội nghịch cùng thánh linh! Tuy nhiên có những câu hỏi liên quan đến vấn đề này sẽ được xem xét trong bài tới. Chẳng hạn, chúng ta có thể tự hỏi: ‘Tôi có thật sự được thánh linh Đức Chúa Trời hướng dẫn không? Tôi có thể hiện bông trái của thánh linh trong đời sống không?’
Bạn trả lời thế nào?
• Tại sao chúng ta nói một người có thể phạm tội nghịch cùng thánh linh?
• Ăn năn nghĩa là gì?
• Ai đã phạm tội nghịch cùng thánh linh khi Chúa Giê-su sống trên đất?
• Làm thế nào để khắc phục nỗi lo về việc có thể đã phạm tội không thể tha thứ?
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 17]
Những người nói rằng Chúa Giê-su thực hiện phép lạ nhờ quyền phép của Sa-tan thì phạm tội nghịch cùng thánh linh
[Hình nơi trang 18]
Dù chối Chúa Giê-su, Phi-e-rơ đã không phạm tội không thể tha thứ