Danh Đức Chúa Trời trong âm nhạc Nga
Danh Đức Chúa Trời trong âm nhạc Nga
VÀO năm 1877, nhà soạn nhạc nổi tiếng người Nga là Modest Mussorgsky đã sáng tác một bản hợp xướng, dựa trên một câu chuyện xảy ra ở những địa danh được nhắc đến trong Kinh Thánh. Ông viết cho một người bạn: “Tôi sáng tác bài Jesus Navinus [Giô-suê] miêu tả một cảnh hoàn toàn phù hợp với Kinh Thánh và theo sát những cuộc chinh phục của Navinus trong khắp xứ Ca-na-an”. Trong những bản nhạc khác, kể cả bản “Ngày tàn của San-chê-ríp”, ông Mussorgsky cũng dùng những đề tài và nhân vật trong Kinh Thánh.
Điều đáng chú ý là trong bài “Jesus Navinus”, cũng như bài “Ngày tàn của San-chê-ríp” xuất bản năm 1874, ông Mussorgsky dùng danh Đức Chúa Trời theo cách phát âm của người Nga. Trong phần Kinh Thánh tiếng Hê-bơ-rơ, danh này được viết bằng bốn phụ âm—יהוה (YHWH)—và xuất hiện gần 7.000 lần.
Vì vậy, những tác phẩm này của Mussorgsky cho thấy danh của Đức Chúa Trời là Giê-hô-va, một danh rất quen thuộc trong xã hội Nga từ trước thế kỷ 20. Điều này thật thích hợp, vì chính Đức Giê-hô-va đã nói với Môi-se: “Ấy đó là danh đời đời của ta, ấy sẽ là kỷ-niệm của ta trải qua các đời”.—Xuất Ê-díp-tô Ký 3:15.
[Hình nơi trang 32]
Viện âm nhạc St. Petersburg vào năm 1913, nơi lưu trữ bản nhạc của ông Mussorgsky
[Nguồn hình ảnh nơi trang 32]
Bản nhạc: Viện khoa học âm nhạc Saint-Petersburg State Conservatory được đặt tên là N.A. Rimsky-Korsakov; cảnh đường phố: Thư viện quốc gia Nga ở St. Petersburg