Hãy lắng nghe tiếng nói lương tâm!
Hãy lắng nghe tiếng nói lương tâm!
‘Dân ngoại vốn không có luật-pháp [Đức Chúa Trời], nhưng họ tự-nhiên làm những việc luật-pháp dạy-biểu’.—RÔ-MA 2:14.
1, 2. (a) Vì quan tâm đến người khác, nhiều người đã hành động thế nào? (b) Kinh Thánh có những thí dụ nào về việc giúp đỡ người khác?
MỘT thanh niên 20 tuổi đang đứng ở trạm xe điện ngầm. Đột nhiên, anh ta lên cơn động kinh và ngã xuống đường ray. Một hành khách có hai con gái nhỏ đang đứng gần đó. Khi thấy vậy, ông liền buông tay hai con ra và nhảy xuống để cứu chàng thanh niên. Ông kéo anh ta vào rãnh giữa hai đường ray và nằm đè lên anh ấy. Vừa lúc đó, một xe điện ngầm thắng gấp ngay trên đầu họ. Một số người xem ông là anh hùng, nhưng ông nói: “Tôi chỉ làm điều nên làm. Tôi làm thế chỉ vì muốn giúp anh ấy chứ không phải là để nổi tiếng”.
2 Có thể bạn biết một ai đó đã liều mình giúp người khác. Trong Thế Chiến II, nhiều người đã sẵn sàng che giấu những người xa lạ dù có thể gặp nguy hiểm. Bạn hãy nhớ lại kinh nghiệm của sứ đồ Phao-lô và 275 người khác trong vụ đắm tàu ở đảo Man-tơ, gần Sicily. Dù không quen biết, dân trên đảo đã đến giúp họ “một cách nhân-từ hiếm có”. (Công-vụ 27:27–28:2) Còn về trường hợp của bé gái Y-sơ-ra-ên bị quân Sy-ri bắt làm nô lệ thì sao? Mặc dù không có gì nguy hiểm đến tính mạng như những trường hợp trên, nhưng em đã thật lòng quan tâm và giúp ông chủ người Sy-ri khỏi bệnh. (2 Các Vua 5:1-4) Cũng hãy nghĩ đến câu chuyện nổi tiếng mà Chúa Giê-su kể về người Sa-ma-ri nhân lành. Thầy tế lễ và người Lê-vi đã bỏ mặc một người Do Thái dở sống dở chết bên đường, nhưng người Sa-ma-ri tìm mọi cách để giúp người gặp nạn đó. Trong những thế kỷ qua, câu chuyện này đã động đến lòng nhiều người thuộc nhiều nền văn hóa khác nhau.—Lu-ca 10:29-37.
3, 4. Tinh thần hy sinh bất vị kỷ mâu thuẫn với thuyết tiến hóa như thế nào?
3 Chúng ta đang sống trong “những thời-kỳ khó-khăn”, nhiều người “dữ-tợn” và “thù người lành”. (2 Ti-mô-thê 3:1-3) Dù vậy, chắc hẳn chúng ta cũng thấy người khác đối xử tử tế và nhân từ, hoặc có lẽ chính chúng ta cũng được đối xử như thế, phải không? Khuynh hướng giúp đỡ người khác, dù phải hy sinh lợi ích của mình, là điều bình thường đến nỗi một số người xem đó là bản chất của con người.
4 Người ta thuộc bất cứ nền văn hóa hay chủng tộc nào cũng đều sẵn lòng giúp đỡ người khác, dù phải hy sinh lợi ích của mình. Điều này mâu thuẫn với quan điểm cho rằng con người tiến hóa theo quy luật đấu tranh sinh tồn, “mạnh được yếu thua”. Tiến sĩ Francis S. Collins là nhà di truyền học dẫn đầu công trình nghiên cứu việc giải mã bản đồ gen người (ADN) do chính phủ Hoa Kỳ tài trợ. Ông cho biết: “Những người chấp nhận thuyết tiến hóa tin rằng loài người và loài vật chỉ chú trọng đến bản thân hoặc giống loài của mình. Nhưng trên thực tế, con người có khuynh hướng giúp đỡ người khác, thậm chí hy sinh chính mình vì những người không có điểm chung và khác ‘nhóm’ với họ [tức không cùng gia đình, chủng tộc, văn hóa, tầng lớp xã hội hoặc tôn giáo]. Điều này hoàn toàn mâu thuẫn với thuyết tiến hóa”.
“Tiếng nói của lương tâm”
5. Điều gì được xem là vốn có trong con người?
5 Tiến sĩ Collins nhấn mạnh một khía cạnh của tinh thần hy sinh như sau: “Tiếng nói của lương tâm kêu gọi chúng ta giúp đỡ người khác * Việc ông đề cập đến “lương tâm” khiến chúng ta nhớ lại những gì sứ đồ Phao-lô đã khẳng định: “Dân ngoại vốn không có luật-pháp, khi họ tự-nhiên làm những việc luật-pháp dạy-biểu, thì những người ấy dầu không có luật-pháp, cũng tự nên luật-pháp cho mình. Họ tỏ ra rằng việc mà luật-pháp dạy-biểu đã ghi trong lòng họ: Chính lương-tâm mình làm chứng cho luật-pháp, còn ý-tưởng mình khi thì cáo-giác mình, khi thì binh-vực mình”.—Rô-ma 2:14, 15.
ngay cả khi chúng ta không được đền đáp gì”.6. Tại sao mọi người phải khai trình với Đấng Tạo Hóa về những việc làm của họ?
6 Trong lá thư gửi cho người Rô-ma, Phao-lô cho biết rằng ngay từ “buổi sáng-thế” đã có bằng chứng rõ ràng về sự hiện hữu và các đức tính của Đức Chúa Trời, nên nhân loại phải khai trình với Ngài về những việc làm của họ. (Rô-ma 1:18-20; Thi-thiên 19:1-4) Đúng là có nhiều người lờ đi sự hiện hữu của Đấng Tạo Hóa và sống một cách buông thả. Tuy nhiên, ý muốn của Đức Chúa Trời là nhân loại nhận biết đường lối công bình của Ngài và từ bỏ những hành vi sai trái. (Rô-ma 1:22–2:6) Những người Do Thái chắc chắn phải sống theo ý muốn đó vì họ được Đức Chúa Trời ban Luật Pháp qua Môi-se. Tuy nhiên, ngay cả những người không nhận được “lời phán của Đức Chúa Trời” cũng phải thừa nhận là Ngài hiện hữu.—Rô-ma 2:8-13; 3:2.
7, 8. (a) Ý thức về sự công bằng là điều bình thường như thế nào? Xin giải thích. (b) Điều này cho thấy gì?
7 Vì con người biết phân biệt điều gì đúng điều gì sai, nên họ cần phải nhận biết có Đức Chúa Trời và sống phù hợp với sự hiểu biết đó. Ý thức về sự công bằng cho thấy chúng ta có lương tâm. Chúng ta hãy xem một minh họa. Một số em nhỏ đang xếp hàng đợi đến phiên mình chơi xích đu. Bỗng một em chen lên đứng đầu hàng, những em khác liền la lên: “Không được! Không được!” Các em biết làm thế là không công bằng. Bạn hãy thử nghĩ: ‘Làm sao mà ngay cả những em nhỏ cũng tự nhiên biết điều đó là không công bằng?’ Phản ứng của các em cho thấy trong thâm tâm, các em có ý thức về đạo đức. Sứ đồ Phao-lô cho biết: “Dân ngoại vốn không có luật-pháp, khi họ tự-nhiên làm những việc luật-pháp dạy-biểu”. Ông không nói “có khi”, hàm ý một điều gì đó hiếm khi xảy ra. Nhưng ông dùng từ “khi”, hoặc “mỗi khi” để nhấn mạnh một điều thường xuyên xảy ra. Vì thế, khi nói người ta “tự-nhiên làm những việc luật-pháp dạy-biểu”, Phao-lô có ý nói dù người ta chưa từng biết luật pháp Đức Chúa Trời, nhưng ý thức đạo đức trong thâm tâm thúc đẩy họ hành động phù hợp với luật pháp ấy.
8 Người ta ở mọi nơi đều có ý thức về đạo đức. Một giáo sư của Đại học Cambridge cho biết rằng người Ai Cập, Ba-by-lôn và Hy Lạp cũng như thổ dân Úc và thổ dân da đỏ đều có luật pháp “lên án nạn áp bức, giết người, phản bội, giả dối, và cũng có luật về việc đối xử tử tế với người già cả, trẻ em và những người yếu đuối”. Tiến sĩ Collins nhận xét: “Cả nhân loại đều có khái niệm về điều đúng điều sai”. Điều này hẳn khiến chúng ta nhớ đến Rô-ma 2:14.
Lương tâm của bạn—Hoạt động thế nào?
9. Lương tâm là gì? Và lương tâm giúp bạn thế nào trước khi bạn hành động?
9 Kinh Thánh cho thấy lương tâm là khả năng nội tâm giúp bạn đánh giá hành vi của mình. Nó giống như tiếng nói bên trong chính con người bạn, cho bạn biết một hành động nào đó là đúng hay sai. Sứ đồ Phao-lô đã từng đề cập đến tiếng nói bên trong ông: ‘Lương-tâm tôi làm chứng cho tôi bởi thánh linh’. (Rô-ma 9:1) Chẳng hạn, khi bạn đứng trước một quyết định liên quan đến vấn đề đạo đức, tiếng nói nội tâm ấy có thể lên tiếng cảnh báo trước. Lương tâm có thể giúp bạn biết trước nếu làm một điều gì đó, kết quả sẽ như thế nào.
10. Lương tâm thường lên tiếng vào lúc nào?
10 Thông thường, lương tâm lên tiếng sau khi bạn hành động. Chẳng hạn, khi đang lẩn trốn Vua Sau-lơ, Đa-vít đã làm một điều thiếu tôn trọng với vị vua mà Đức Chúa Trời bổ nhiệm. 1 Sa-mu-ên 24:2-6; Thi-thiên 32:3, 5) Từ “lương tâm” không được dùng trong lời tường thuật này, nhưng chính phản ứng của lương tâm đã khiến Đa-vít cảm thấy bị dằn vặt. Tương tự, lương tâm của tất cả chúng ta có thể bị cắn rứt. Chúng ta cảm thấy lo lắng, mất bình an khi làm một điều gì đó không tốt. Một số người không đóng thuế nên lương tâm họ bị dằn vặt đến độ sau đó họ phải đóng thuế. Những người khác thì lương tâm thúc đẩy họ thú tội với người hôn phối vì đã ngoại tình. (Hê-bơ-rơ 13:4) Tuy nhiên, khi một người hành động hòa hợp với lương tâm, người ấy cảm thấy được thỏa nguyện và bình an.
Sau đó, ‘lòng Đa-vít tự-trách’. (11. Tại sao chỉ ‘lắng nghe tiếng nói lương tâm của mình’ là điều nguy hiểm? Xin cho thí dụ.
11 Vậy thì chúng ta chỉ nên ‘lắng nghe tiếng nói lương tâm của mình’ thôi sao? Dĩ nhiên, lắng nghe tiếng nói lương tâm là điều tốt, nhưng lương tâm có thể hoàn toàn khiến chúng ta lầm đường lạc lối. Đúng vậy, tiếng nói của “người bề trong” có thể đánh lừa chúng ta. (2 Cô-rinh-tô 4:16) Hãy xem một thí dụ trong Kinh Thánh. Ê-tiên là một môn đồ sốt sắng của Đấng Christ và ông “được đầy ơn và quyền”. Một số người Giu-đa lôi Ê-tiên ra ngoài thành Giê-ru-sa-lem và ném đá ông cho đến chết. Lúc ấy, Sau-lơ (người sau này trở thành sứ đồ Phao-lô) đứng gần đó và “ưng-thuận về sự Ê-tiên bị giết”. Dường như những người Giu-đa đó tin chắc rằng họ làm đúng và lương tâm họ không hề áy náy. Sau-lơ chắc chắn cũng cảm thấy như vậy vì sau đó ông “chỉ hằng ngăm-đe và chém-giết môn-đồ của Chúa không thôi”. Rõ ràng, tiếng nói của lương tâm đã không giúp ông đi đúng đường.—Công-vụ 6:8; 7:57–8:1; 9:1.
12. Một trong số những điều có thể ảnh hưởng đến lương tâm của chúng ta là gì?
12 Điều gì đã ảnh hưởng đến lương tâm của Sau-lơ? Có thể một điều là mối quan hệ mật thiết của ông với những người khác. Nhiều người trong chúng ta có lẽ đã từng nói chuyện điện thoại với một người có giọng nói y như cha của người đó. Giọng nói giống cha có thể phần nào là do di truyền, nhưng cũng có thể do ảnh hưởng từ cách nói chuyện của cha. Tương tự, Sau-lơ cũng bị ảnh hưởng bởi mối quan hệ thân cận với những người Giu-đa chống đối Chúa Giê-su và sự dạy dỗ của ngài. (Giăng 11:47-50; 18:14; Công-vụ 5:27, 28, 33) Thật vậy, những người mà Sau-lơ giao thiệp có thể đã tác động đến tiếng nói lương tâm của ông.
13. Môi trường sống có thể ảnh hưởng đến lương tâm của một người như thế nào?
13 Nền văn hóa và môi trường sống cũng có thể ảnh hưởng đến lương tâm một người, giống như người sống ở vùng nào thì nói giọng của vùng đó. (Ma-thi-ơ 26:73) Chúng ta cũng có thể thấy được điều này trong trường hợp của người A-si-ri cổ xưa. Họ nổi tiếng là những người theo chủ nghĩa quân phiệt, và những hình chạm trổ cũng miêu tả cảnh họ đàn áp các tù nhân. (Na-hum 2:11, 12; 3:1) Người Ni-ni-ve vào thời Giô-na cũng được miêu tả là những người không biết “phân-biệt tay hữu và tay tả”. Điều này có nghĩa là họ không có tiêu chuẩn để phân biệt điều đúng điều sai theo quan điểm của Đức Chúa Trời. Hãy hình dung môi trường sống như thế đã ảnh hưởng mạnh mẽ thế nào đến lương tâm của những người lớn lên ở thành Ni-ni-ve! (Giô-na 3:4, 5; 4:11) Thời nay cũng vậy, lương tâm của một người có thể bị tác động bởi quan điểm sống của những người xung quanh.
Làm thế nào để rèn luyện lương tâm?
14. Làm thế nào lương tâm chúng ta cho thấy những gì Sáng-thế Ký 1:27 nói là đúng?
14 Đức Giê-hô-va ban cho A-đam và Ê-va một món quà là lương tâm, và chúng ta được thừa hưởng điều đó từ họ. Sáng-thế Ký 1:27 cho biết rằng loài người được tạo nên như hình Đức Chúa Trời. Điều này không có nghĩa là chúng ta có hình dạng giống Đức Chúa Trời, vì Ngài là thần linh còn chúng ta là loài người. Chúng ta được tạo nên như hình Ngài theo nghĩa chúng ta có những đức tính giống Ngài, kể cả ý thức đạo đức hình thành nên lương tâm. Điều này cho thấy mấu chốt giúp chúng ta rèn luyện lương tâm và làm cho nó đáng tin cậy hơn. Đó là việc học biết thêm về Đấng Tạo Hóa và đến gần Ngài hơn.
15. Nhờ học hỏi về Cha trên trời, một trong những lợi ích mà chúng ta nhận được là gì?
Ê-sai 64:8) Dù có hy vọng lên trời hoặc sống trong địa đàng trên đất, những tín đồ Đấng Christ trung thành đều có thể gọi Đức Chúa Trời là Cha. (Ma-thi-ơ 6:9) Chúng ta nên có ước muốn được đến gần Đức Chúa Trời nhiều hơn, nhờ đó có thể thấm nhuần quan điểm và tiêu chuẩn của Ngài. (Gia-cơ 4:8) Nhiều người không thích làm thế. Họ giống những người Do Thái mà Chúa Giê-su từng miêu tả: “Các ngươi chưa hề nghe tiếng Ngài, chưa hề thấy mặt Ngài, và đạo Ngài không ở trong các ngươi”. (Giăng 5:37, 38) Chúng ta không thật sự nghe tiếng nói của Đức Chúa Trời, nhưng chúng ta có thể học lời của Ngài để vun trồng những đức tính giống Ngài và có quan điểm như Ngài.
15 Kinh Thánh cho thấy rằng Đức Giê-hô-va là Cha của tất cả chúng ta. (16. Làm thế nào lời tường thuật về Giô-sép cho thấy việc rèn luyện và lắng nghe lương tâm là điều quan trọng?
16 Một thí dụ là lời tường thuật về Giô-sép khi ông ở nhà Phô-ti-pha. Vợ của Phô-ti-pha cố gắng quyến rũ Giô-sép làm chuyện vô luân. Vào thời Giô-sép, Kinh Thánh chưa được viết ra và Đức Chúa Trời cũng chưa ban Mười Điều Răn. Tuy nhiên, Giô-sép cưỡng lại sự cám dỗ khi ông nói: “Thế nào tôi dám làm điều đại-ác dường ấy, mà phạm tội cùng Đức Chúa Trời sao?” (Sáng-thế Ký 39:9) Hành động của Giô-sép không phải chỉ để làm vui lòng gia đình, vì lúc ấy ông sống rất xa nhà. Lý do chính là vì ông muốn làm vui lòng Đức Chúa Trời. Giô-sép biết tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời về hôn nhân. Đó là một vợ một chồng và cả hai trở nên “một thịt”. Rất có thể ông đã được nghe câu chuyện về việc A-bi-mê-léc cảm thấy thế nào khi biết Rê-bê-ca đã kết hôn. A-bi-mê-léc biết lấy Rê-bê-ca là sai và hành động này sẽ khiến dân tộc ông phạm tội. Đức Giê-hô-va đã ban phước cho họ, và qua đó cho thấy quan điểm của Ngài về tội ngoại tình. Tất cả những điều này dường như đã củng cố tiếng nói lương tâm của Giô-sép, khiến ông cương quyết từ chối làm chuyện vô luân.—Sáng-thế Ký 2:24; 12:17-19; 20:1-18; 26:7-14.
17. Tại sao có thể nói chúng ta có điều kiện tốt hơn Giô-sép trong nỗ lực theo sát gương Cha trên trời?
17 Ngày nay, chúng ta có điều kiện tốt hơn thời Giô-sép. Chúng ta có toàn bộ Kinh Thánh để học về quan điểm và cảm xúc của Cha trên trời, cả những điều Ngài chấp nhận và những điều Ngài cấm. Càng thấm nhuần Kinh Thánh, chúng ta càng đến gần Đức Chúa Trời và theo sát gương Ngài hơn. Khi làm thế, lương tâm chúng ta sẽ ngày càng phù hợp với quan điểm và ý muốn của Cha chúng ta trên trời.—18. Dù không thể thay đổi những gì đã ảnh hưởng đến mình, chúng ta có thể làm gì để rèn luyện một lương tâm đáng tin cậy hơn?
18 Còn về việc môi trường sống ảnh hưởng đến lương tâm chúng ta thì sao? Chúng ta có thể bị tác động bởi lối suy nghĩ và hành động của họ hàng, cũng như môi trường sống xung quanh. Vì thế, tiếng nói lương tâm của chúng ta có thể đã bị méo mó. Tiếng nói đó có thể “hòa giọng” với những người xung quanh. Đành rằng chúng ta không thể thay đổi những gì đã ảnh hưởng đến mình. Tuy nhiên, chúng ta có thể quyết tâm chọn bạn bè và môi trường sống tác động tốt đến lương tâm của mình. Một bước quan trọng là thường xuyên kết hợp với các anh em tín đồ Đấng Christ, những người có kinh nghiệm lâu năm trong nỗ lực noi theo gương Cha trên trời. Cơ hội tuyệt vời để làm điều này là trò chuyện với họ trước và sau buổi nhóm họp của hội thánh. Chúng ta có thể chú ý đến cách các anh em đồng đạo suy nghĩ và hành động phù hợp với Kinh Thánh. Trong đó có cả việc họ sẵn sàng lắng nghe tiếng nói lương tâm của họ khi nó phù hợp với quan điểm và đường lối của Đức Chúa Trời. Qua thời gian, những điều này có thể giúp chúng ta uốn nắn lương tâm mình hòa hợp với nguyên tắc Kinh Thánh, khiến chúng ta phản chiếu hình ảnh của Đức Chúa Trời nhiều hơn. Khi chúng ta để tiếng nói lương tâm hòa hợp với nguyên tắc của Cha trên trời và để anh em đồng đạo ảnh hưởng tốt đến mình, chúng ta sẽ có một lương tâm đáng tin cậy hơn và sẵn sàng lắng nghe nó.—Ê-sai 30:21.
19. Trong bài tới, chúng ta sẽ xem xét những khía cạnh nào liên quan đến lương tâm?
19 Tuy nhiên, một số người thấy khó hành động phù hợp với lương tâm của họ mỗi ngày. Bài kế tiếp sẽ bàn đến một vài tình huống mà tín đồ Đấng Christ gặp phải. Khi xem xét các tình huống này, chúng ta sẽ thấy rõ hơn về những khía cạnh sau: Vai trò của lương tâm là gì? Tại sao lương tâm mỗi người có thể khác nhau? Và làm thế nào chúng ta có thể càng ngày càng hành động phù hợp với tiếng nói của lương tâm?—Hê-bơ-rơ 6:11, 12.
[Chú thích]
^ đ. 5 Tương tự, ông Owen Gingerich, giáo sư chuyên nghiên cứu về thiên văn học của Đại học Harvard, cho biết: “Có lẽ tinh thần hy sinh nêu lên một câu hỏi. . . mà khoa học không thể giải đáp bằng cách quan sát thế giới động vật. Chúng ta có thể phải tìm câu trả lời ở một lĩnh vực khác, liên quan đến những phẩm chất mà Thượng Đế phú cho con người, kể cả lương tâm”.
Bạn học được gì?
• Tại sao người ta thuộc nhiều nền văn hóa khác nhau đều có khả năng phân biệt điều đúng điều sai, tức là có lương tâm?
• Tại sao chúng ta không nên chỉ lắng nghe tiếng nói lương tâm của mình?
• Một số cách để rèn luyện lương tâm chúng ta là gì?
[Câu hỏi thảo luận]
[Các hình nơi trang 23]
Đa-vít bị cắn rứt lương tâm. . .
nhưng Sau-lơ ở thành Tạt-sơ thì không
[Hình nơi trang 24]
Chúng ta có thể rèn luyện lương tâm của mình