Bạn có sẵn sàng cho ngày của Đức Giê-hô-va không?
Bạn có sẵn sàng cho ngày của Đức Giê-hô-va không?
“Ngày lớn của Đức Giê-hô-va đã gần, đã gần rồi; nó đến rất kíp”.—SÔ-PHÔ-NI 1:14.
1-3. (a) Kinh Thánh nói gì về ngày của Đức Giê-hô-va? (b) Trong thời chúng ta, ngày nào của Đức Giê-hô-va đang gần kề?
NGÀY LỚN của Đức Giê-hô-va không phải là một ngày dài 24 giờ. Đó là một giai đoạn mà Đức Giê-hô-va thi hành sự phán xét trên kẻ ác. Những ai không kính sợ Đức Chúa Trời đều phải kinh hoàng trước ngày tối tăm, thạnh nộ, nóng giận, buồn rầu và hoang vu ấy (Ê-sai 13:9; A-mốt 5:18-20; Sô-phô-ni 1:15). Nhà tiên tri Giô-ên nói: “Ôi ngày ấy! Vì ngày Đức Giê-hô-va đã gần! Nó đến như một tai-vạ thả ra bởi Đấng Toàn-năng” (Giô-ên 1:15). Tuy nhiên, trong ngày lớn của Ngài, Đức Chúa Trời sẽ là Đấng cứu rỗi cho những ai “có lòng ngay-thẳng”.—Thi-thiên 7:10.
2 Cụm từ “ngày của Đức Giê-hô-va” được dùng khi nói đến sự phán xét của Đức Chúa Trời vào những thời điểm khác nhau. Chẳng hạn, “ngày của Đức Giê-hô-va” đã đến trên cư dân thành Giê-ru-sa-lem khi Ngài dùng quân Ba-by-lôn hủy diệt thành này vào năm 607 TCN (Sô-phô-ni 1:4-7). Đức Chúa Trời cũng thi hành sự phán xét vào năm 70 CN khi Ngài dùng quân đội La Mã để tấn công dân Do Thái, là những người đã chối bỏ Con Ngài (Đa-ni-ên 9:24-27; Giăng 19:15). Kinh Thánh cũng báo trước về một “ngày của Đức Giê-hô-va”, là ngày Ngài ‘sẽ ra đánh cùng mọi nước’ (Xa-cha-ri 14:1-3). Sứ đồ Phao-lô được soi dẫn để liên kết ngày ấy với thời kỳ Đấng Christ hiện diện. Thời kỳ này bắt đầu khi Chúa Giê-su lên ngôi vua trên trời vào năm 1914 (2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:1, 2). Vì ngày Đức Giê-hô-va đang gần kề nên câu Kinh Thánh cho năm 2007 của Nhân Chứng Giê-hô-va thật phù hợp. Câu ấy là Sô-phô-ni 1:14: “Ngày lớn của Đức Giê-hô-va đã gần”.
3 Vì ngày lớn của Đức Giê-hô-va đang đến gần nên đây là lúc chúng ta phải sẵn sàng. Nhưng bạn làm thế bằng cách nào? Bạn cần làm gì nữa để sẵn sàng cho ngày của Đức Giê-hô-va?
Hãy sẵn sàng
4. Chúa Giê-su chuẩn bị sẵn sàng cho thử thách to lớn nào?
4 Trong lời tiên tri về sự cuối cùng của hệ thống gian ác này, Chúa Giê-su bảo các môn đồ: “Hãy chực cho sẵn” (Ma-thi-ơ 24:44). Khi nói lời này, chính Chúa Giê-su đã sẵn sàng đương đầu với một thử thách to lớn. Đó là hy sinh mạng sống làm giá chuộc (Ma-thi-ơ 20:28). Chúng ta có thể học được gì từ cách Chúa Giê-su chuẩn bị sẵn sàng cho thử thách ấy?
5, 6. (a) Làm thế nào tình yêu thương với Đức Chúa Trời và người đồng loại giúp chúng ta sẵn sàng cho ngày lớn của Ngài? (b) Chúa Giê-su nêu gương mẫu nào trong việc yêu thương những người xung quanh?
5 Chúa Giê-su hết lòng yêu mến Đức Giê-hô-va và tiêu chuẩn công bình của Ngài. Hê-bơ-rơ 1:9 nói về Chúa Giê-su như sau: “Chúa ưa điều công-bình, ghét điều gian-ác; cho nên, hỡi Chúa, Đức Chúa Trời của Chúa lấy dầu vui-mừng xức cho, khiến Chúa trổi hơn kẻ đồng-loại mình”. Vì yêu Cha trên trời, Chúa Giê-su luôn giữ lòng trung kiên với Cha ngài. Nếu chúng ta cũng yêu mến Đức Chúa Trời như thế và sống theo tiêu chuẩn của Ngài, chắc chắn Ngài sẽ bảo vệ chúng ta (Thi-thiên 31:23). Nhờ có lòng yêu thương và biết vâng lời Đức Chúa Trời như Chúa Giê-su, chúng ta sẽ sẵn sàng cho ngày lớn của Đức Giê-hô-va.
6 Yêu thương con người là một đức tính nổi Ma-thi-ơ 9:36). Vì thế, Chúa Giê-su đã rao giảng tin mừng cho họ. Như Chúa Giê-su, tình yêu thương cũng thúc đẩy chúng ta rao giảng thông điệp Nước Trời cho những người xung quanh. Tình yêu thương với Đức Chúa Trời và người đồng loại khiến chúng ta luôn tích cực thi hành thánh chức và nhờ thế, chúng ta sẵn sàng cho ngày lớn của Đức Giê-hô-va.—Ma-thi-ơ 22:37-39.
bật của Chúa Giê-su. Thật vậy, khi thấy đoàn dân đông, ngài “động lòng thương-xót, vì họ cùng-khốn, và tan-lạc như chiên không có kẻ chăn” (7. Trong khi chờ đợi ngày của Đức Giê-hô-va, làm thế nào chúng ta có được niềm vui?
7 Chúa Giê-su vui mừng làm theo ý muốn của Đức Giê-hô-va (Thi-thiên 40:8). Nếu có cùng tinh thần như thế, chúng ta sẽ tìm thấy niềm vui khi phụng sự Đức Chúa Trời. Giống như Chúa Giê-su, chúng ta sẽ là những người biết ban cho bất vị kỷ và nhờ đó, chúng ta sẽ có được hạnh phúc thật (Công-vụ 20:35). Đúng vậy, “sự vui-vẻ của Đức Giê-hô-va là sức-lực của [chúng ta]”. Với sức mạnh này, chúng ta càng sẵn sàng hơn cho ngày lớn của Đức Chúa Trời.—Nê-hê-mi 8:10.
8. Tại sao chúng ta nên đến gần Đức Giê-hô-va qua lời cầu nguyện?
8 Nhờ cầu nguyện tha thiết với Đức Chúa Trời, Chúa Giê-su sẵn sàng để đương đầu với thử thách về đức tin. Ngài đã cầu nguyện trong khi được Giăng làm báp têm. Chúa Giê-su cũng cầu nguyện cả đêm trước khi chọn các sứ đồ (Lu-ca 6:12-16). Những ai đọc Kinh Thánh đều xúc động trước lời cầu nguyện thống thiết của Chúa Giê-su vào đêm cuối cùng của cuộc đời ngài trên đất (Mác 14:32-42; Giăng 17:1-26). Bạn có là người thường xuyên cầu nguyện như Chúa Giê-su không? Hãy đều đặn đến gần Đức Giê-hô-va, dành thời gian tâm sự với Ngài qua lời cầu nguyện. Ngoài ra, hãy tìm kiếm sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời qua thánh linh và khi nhận thấy sự chỉ dẫn từ Ngài, hãy sẵn sàng vâng theo. Mối quan hệ mật thiết với Cha trên trời là điều thiết yếu trong thời kỳ quyết định này, khi ngày lớn của Đức Chúa Trời đang gần kề. Vậy, chúng ta đừng chần chờ mà hãy tiếp tục đến gần Đức Giê-hô-va nhiều hơn qua lời cầu nguyện.—Gia-cơ 4:8.
9. Ước muốn làm thánh danh Đức Giê-hô-va quan trọng như thế nào?
9 Ước muốn làm thánh danh Đức Giê-hô-va đã giúp Chúa Giê-su sẵn sàng chịu đựng thử thách. Thật vậy, ngài dạy các môn đồ nên cầu xin điều này: “Danh Cha được thánh” (Ma-thi-ơ 6:9). Nếu thật lòng mong muốn danh Đức Giê-hô-va được thánh, chúng ta sẽ cố gắng tránh bất cứ điều gì làm ô danh Ngài. Nhờ đó, chúng ta chuẩn bị sẵn sàng hơn cho ngày lớn của Đức Giê-hô-va.
Bạn cần thay đổi gì trong đời sống?
10. Tại sao chúng ta cần xem xét đời sống mình?
10 Nếu ngày mai là ngày của Đức Giê-hô-va, bạn có sẵn sàng chưa? Mỗi người trong chúng ta nên xét lại đời sống mình xem có những hành vi hoặc thái độ nào cần thay đổi hay Truyền-đạo 9:11, 12; Gia-cơ 4:13-15). Chúng ta hãy xem xét một vài yếu tố cần được lưu ý trong đời sống.
không. Vì đời sống hiện tại là ngắn ngủi và bấp bênh, nên mỗi ngày chúng ta phải tỉnh thức về thiêng liêng (11. Bạn có mục tiêu gì trong việc đọc Kinh Thánh?
11 Một yếu tố quan trọng là việc đọc Kinh Thánh hằng ngày, như lớp “đầy-tớ trung-tín” thường khuyến khích (Ma-thi-ơ 24:45). Bạn có thể đặt mục tiêu mỗi năm đọc và suy ngẫm cả Kinh Thánh, từ Sáng-thế Ký đến Khải-huyền. Nếu mỗi ngày đọc khoảng bốn chương thì trong một năm bạn sẽ đọc hết 1.189 chương của Kinh Thánh. Mỗi vị vua của nước Y-sơ-ra-ên phải đọc Luật Pháp của Đức Giê-hô-va “trọn đời” (Phục-truyền Luật-lệ Ký 17:14-20). Dường như Giô-suê đã làm thế (Giô-suê 1:7, 8). Đối với những người chăn bầy, đọc Lời Đức Chúa Trời mỗi ngày thật quan trọng biết bao, vì điều này sẽ giúp họ dạy dỗ những “điều hiệp với đạo lành”!—Tít 2:1.
12. Vì biết ngày của Đức Giê-hô-va đang gần kề, bạn nên làm gì?
12 Vì biết ngày của Đức Giê-hô-va đang gần kề, nên bạn càng phải đều đặn đến dự và tích cực góp phần vào các buổi nhóm họp (Hê-bơ-rơ 10:24, 25). Làm thế sẽ giúp bạn phát triển kỹ năng của một người rao giảng Nước Trời trong việc tìm kiếm và giúp đỡ những ai “sẵn sàng tiếp nhận sự sống vĩnh cửu” (Công-vụ 13:48, Bản Diễn Ý). Bạn cũng có thể tích cực tham gia những công việc khác của hội thánh, chẳng hạn giúp đỡ người lớn tuổi và khuyến khích người trẻ. Những hoạt động này thật sự mang lại thỏa nguyện!
Mối quan hệ với người khác
13. Về việc mặc lấy người mới, bạn có thể tự đặt những câu hỏi nào?
13 Vì ngày của Đức Giê-hô-va sắp đến, chẳng phải bạn cần nỗ lực hơn để “mặc lấy người mới, tức là người đã được dựng nên giống như Đức Chúa Trời, trong sự công-bình và sự thánh-sạch của lẽ thật”? (Ê-phê-sô 4:20-24). Khi vun trồng những đức tính giống như Đức Chúa Trời, người khác có thể nhận thấy rằng bạn đang ‘bước đi theo thánh-linh’ và thể hiện bông trái của thánh linh (Ga-la-ti 5:16, 22-25). Bạn có thể kể một số hành động cụ thể cho thấy bạn và gia đình đang mặc lấy người mới không? (Cô-lô-se 3:9, 10). Chẳng hạn, người khác có biết bạn là một người luôn tử tế với anh em đồng đạo và những người xung quanh không? (Ga-la-ti 6:10). Thường xuyên học hỏi Kinh Thánh sẽ giúp bạn vun trồng những đức tính giống như Đức Chúa Trời và sẵn sàng cho ngày của Đức Giê-hô-va.
14. Khi cố gắng vun trồng tính tự chủ, tại sao một người nên cầu xin Đức Chúa Trời ban thánh linh?
14 Nói sao nếu bạn là người có khuynh hướng dễ nóng giận và nhận thấy mình cần tự chủ hơn? Tự chủ là một phần của bông trái thánh linh. Vậy hãy cầu xin Đức Chúa Trời ban thánh linh để giúp chúng ta vun trồng đức tính này. Khi làm thế, chúng ta hành động phù hợp với lời của Chúa Giê-su: “Hãy xin, sẽ ban cho; hãy tìm, sẽ gặp; hãy gõ cửa, sẽ mở cho. . . Nếu các ngươi là người xấu, còn biết cho con-cái mình vật tốt thay, huống chi Cha các ngươi ở trên trời lại chẳng ban [thánh linh] cho người xin Ngài!”.—Lu-ca 11:9-13.
15. Nếu giữa bạn và một anh em đồng đạo nảy sinh mối bất hòa, bạn nên làm gì?
15 Giả sử giữa bạn và một anh em đồng đạo nảy sinh mối bất hòa. Khi ấy, bạn cần làm mọi cách để giải quyết bất đồng này. Điều đó sẽ giúp giữ gìn sự bình an và hợp nhất trong hội thánh (Thi-thiên 133:1-3). Hãy áp dụng lời khuyên của Chúa Giê-su nơi Ma-thi-ơ 5:23, 24 hoặc Ma-thi-ơ 18:15-17. Nếu vẫn còn căm giận cho đến khi mặt trời lặn, hãy nhanh chóng giải quyết vấn đề. Thông thường, những gì chúng ta cần làm là sẵn sàng tha thứ. Sứ đồ Phao-lô viết: “Hãy ở với nhau cách nhân-từ, đầy-dẫy lòng thương-xót, tha-thứ nhau như Đức Chúa Trời đã tha-thứ anh em trong Đấng Christ vậy”.—Ê-phê-sô 4:25, 26, 32.
16. Lòng cảm thông được thể hiện thế nào trong hôn nhân?
16 Quan hệ hôn nhân đòi hỏi phải có lòng cảm thông và biết tha thứ. Nếu bạn muốn bày tỏ tình yêu thương và sự cảm thông nhiều hơn 1 Cô-rinh-tô 7:1-5 để luôn giữ lòng chung thủy và cải thiện mối quan hệ trong hôn nhân không? Chắc hẳn người chồng hoặc người vợ cần bày tỏ lòng cảm thông trong khía cạnh này của đời sống hôn nhân.
đối với người hôn phối, hãy cố gắng thực hiện mục tiêu này với sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời và Lời Ngài. Bạn có hành động phù hợp với17. Khi phạm tội nặng, một người nên làm những bước nào?
17 Nếu bạn đã phạm tội nặng thì sao? Hãy từng bước sửa đổi càng sớm càng tốt. Hãy nhờ các trưởng lão giúp đỡ. Lời cầu nguyện và lời khuyên của họ có thể giúp bạn hồi phục về thiêng liêng (Gia-cơ 5:13-16). Bạn hãy ăn năn cầu nguyện Đức Giê-hô-va. Nếu không làm thế, bạn có thể bị mặc cảm tội lỗi và lương tâm bị cắn rứt. Đa-vít đã từng trải qua điều đó, nhưng ông cảm thấy nhẹ nhõm biết bao sau khi thú nhận tội lỗi với Đức Giê-hô-va! Đa-vít viết: “Phước thay cho người nào được tha sự vi-phạm mình, được khỏa-lấp tội-lỗi mình! Phước thay cho người nào Đức Giê-hô-va không kể gian-ác cho, và trong lòng không có sự giả-dối!” (Thi-thiên 32:1-5). Đức Giê-hô-va tha thứ cho những ai phạm tội nhưng thật lòng ăn năn.—Thi-thiên 103:8-14; Châm-ngôn 28:13.
Hãy tiếp tục không thuộc về thế gian
18. Bạn có quan điểm nào về thế gian?
18 Chắc chắn bạn đang trông chờ thế giới mới tuyệt vời mà Cha trên trời đã hứa trước. Vậy thì, bạn có quan điểm nào về thế gian, tức xã hội loài người không công bình xa cách Đức Chúa Trời? Sa-tan, “vua-chúa của thế-gian nầy”, không ảnh hưởng được gì trên Chúa Giê-su (Giăng 12:31; 14:30). Bạn hẳn không muốn Ma-quỉ và thế gian của hắn tác động đến mình. Thế nên, hãy ghi nhớ lời của sứ đồ Giăng: “Chớ yêu thế-gian, cũng đừng yêu các vật ở thế-gian nữa”. Đó là lối sống khôn ngoan vì “thế-gian với sự tham-dục nó đều qua đi, song ai làm theo ý-muốn của Đức Chúa Trời thì còn lại đời đời”.—1 Giăng 2:15-17.
19. Người trẻ tín đồ Đấng Christ được khuyến khích đặt ra những mục tiêu nào?
19 Bạn có giúp con cái “giữ lấy mình cho khỏi sự ô-uế của thế-gian” không? (Gia-cơ 1:27). Sa-tan muốn lôi kéo con cái bạn như một người câu cá kéo cá lên bờ. Sa-tan dùng nhiều tổ chức và các câu lạc bộ để khiến cho người trẻ hòa đồng vào thế gian của hắn. Nhưng tôi tớ của Đức Giê-hô-va thuộc về một tổ chức và chỉ có tổ chức này mới tồn tại khi thế gian hung ác hiện nay bị hủy diệt. Vì thế, hãy khuyến khích những người trẻ tiếp tục “làm công-việc Chúa cách dư-dật luôn” (1 Cô-rinh-tô 15:58). Các bậc cha mẹ kính sợ Đức Chúa Trời cần giúp con mình đặt ra những mục tiêu để có đời sống hạnh phúc và thỏa nguyện, tức là một cuộc đời tôn vinh Đức Chúa Trời và sẵn sàng cho ngày của Đức Giê-hô-va.
Nhìn đến thời kỳ sau ngày lớn của Đức Giê-hô-va
20. Tại sao chúng ta nên nghĩ đến sự sống đời đời?
20 Nếu nghĩ đến sự sống đời đời, bạn có thể bình an chờ đợi ngày của Đức Giê-hô-va (Giu-đe 20, 21). Bạn trông mong có được đời sống vĩnh cửu trong Địa Đàng, cũng như hy vọng được hồi phục sức khỏe như thời thanh xuân và có thời gian vô tận để thực hiện những mục tiêu lành mạnh. Khi ấy, bạn có thể học hỏi nhiều hơn về Đức Giê-hô-va và tiếp tục cho đến mãi mãi vì ngày nay, con người chỉ biết được “một phần nhỏ trong đường lối Chúa” (Gióp 26:14, BDY). Thật là viễn cảnh tuyệt vời!
21, 22. Những người được sống lại và bạn sẽ nói về điều gì?
21 Trong Địa Đàng, những người sống lại sẽ Giu-đe 14, 15). Nô-ê chắc chắn sẽ kể lại việc đóng chiếc tàu khổng lồ. Áp-ra-ham và Sa-ra sẽ cho chúng ta biết họ cảm thấy thế nào khi rời bỏ thành U-rơ phồn thịnh để sống cuộc sống lều trại. Hãy nghĩ đến cảnh Ê-xơ-tê kể lại chi tiết cách bà bảo vệ dân Giu-đa và làm bại mưu của Ha-man (Ê-xơ-tê 7:1-6). Hãy hình dung Giô-na kể cho chúng ta nghe về ba ngày ông ở trong bụng con cá lớn, hoặc Giăng Báp-tít nói về cảm nghĩ của ông khi làm báp têm cho Chúa Giê-su (Lu-ca 3:21, 22; 7:28). Có quá nhiều điều thú vị để học!
cho chúng ta biết nhiều thông tin về quá khứ. Hê-nóc sẽ giải thích làm thế nào ông có đủ can đảm để rao truyền thông điệp của Đức Giê-hô-va cho những người gian ác (22 Trong Triều Đại Một Ngàn Năm của Chúa Giê-su, bạn có thể sẽ có đặc ân giúp đỡ những người được sống lại học hỏi “điều tri-thức của Đức Chúa Trời” (Châm-ngôn 2:1-6). Ngày nay, bạn chắc hẳn vui mừng khi thấy người ta học biết về Giê-hô-va Đức Chúa Trời và hành động phù hợp với sự hiểu biết đó. Và trong tương lai, Đức Giê-hô-va sẽ tiếp tục ban phước cho bạn khi bạn nỗ lực hướng dẫn những người sống vào thời xưa. Hãy nghĩ xem bạn sẽ vui mừng thế nào khi nhận được ân phước này và khi những người ấy lắng nghe bạn với lòng biết ơn!
23. Chúng ta nên quyết tâm làm gì?
23 Là dân Đức Chúa Trời, chúng ta nhận được nhiều lợi ích đến nỗi con người bất toàn chúng ta không thể đếm hết được (Thi-thiên 40:5). Chúng ta đặc biệt biết ơn những gì Đức Chúa Trời đã cung cấp về mặt thiêng liêng (Ê-sai 48:17, 18). Dù có hoàn cảnh nào đi nữa, chúng ta hãy hết lòng phụng sự Đức Giê-hô-va trong khi chờ đợi ngày lớn của Ngài.
Bạn trả lời thế nào?
• “Ngày của Đức Giê-hô-va” là gì?
• Làm thế nào bạn sẵn sàng cho ngày của Đức Giê-hô-va?
• Vì ngày lớn của Đức Chúa Trời gần kề, chúng ta có thể cần thực hiện những thay đổi nào?
• Bạn trông mong điều gì sau ngày của Đức Giê-hô-va?
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 12]
Chúa Giê-su sẵn sàng đương đầu với thử thách
[Hình nơi trang 15]
Thật là một đặc ân để giúp những người được sống lại học hỏi về Đức Giê-hô-va!