Hãy chú ý đến “nghệ thuật giảng dạy” của bạn
Hãy chú ý đến “nghệ thuật giảng dạy” của bạn
“Hãy giảng đạo. . . hãy đem lòng rất nhịn-nhục mà bẻ-trách, nài-khuyên, sửa-trị, cứ dạy-dỗ [“dùng nghệ thuật giảng dạy”, “NW”]”.—2 TI 4:2.
1. Chúa Giê-su truyền cho các môn đồ phải làm gì, và ngài đã nêu gương mẫu nào?
Trong thời gian thi hành thánh chức trên đất, dù Chúa Giê-su làm nhiều phép lạ để chữa bệnh cho người ta nhưng ngài được biết đến là thầy giảng dạy, chứ không phải là người làm phép lạ hay thầy chữa bệnh (Mác 12:19; 13:1). Ngài xem việc rao truyền tin mừng về Nước Trời là điều ưu tiên, và các môn đồ ngày nay cũng thế. Tín đồ Đấng Christ được giao sứ mạng tiếp tục đào tạo môn đồ bằng cách dạy người ta vâng giữ tất cả mọi điều mà Chúa Giê-su đã truyền.—Mat 28:19, 20.
2. Chúng ta cần làm gì để thi hành sứ mạng rao giảng?
2 Để thi hành sứ mạng đào tạo môn đồ, chúng ta luôn trau giồi khả năng dạy dỗ. Sứ đồ Phao-lô nhấn mạnh tầm quan trọng của khả năng này khi ông viết cho bạn cùng rao giảng là Ti-mô-thê. Ông nói: “Hãy giữ chính mình con và sự dạy-dỗ của con; phải bền-đỗ 1 Ti 4:16). Hình thức dạy dỗ mà Phao-lô muốn nói đến không phải là chỉ truyền đạt kiến thức. Những người truyền giáo khéo léo của đạo Đấng Christ có khả năng động đến lòng người nghe và khuyến khích họ thay đổi lối sống. Đây cả là một nghệ thuật. Vì vậy, làm thế nào chúng ta có thể trau giồi “nghệ thuật giảng dạy” khi rao truyền tin mừng về Nước Trời cho người khác.—2 Ti 4:2, NW.
trong mọi sự đó, vì làm như vậy thì con và kẻ nghe con sẽ được cứu” (Trau giồi “nghệ thuật giảng dạy”
3, 4. (a) Làm thế nào chúng ta có thể trau giồi “nghệ thuật giảng dạy”? (b) Trường thánh chức giúp chúng ta như thế nào để trở thành người khéo dạy dỗ?
3 Một từ điển định nghĩa “nghệ thuật” là “khả năng có được nhờ học hỏi, thực tập và quan sát”. Để trở nên người khéo dạy dỗ về tin mừng, chúng ta phải chú ý đến ba khía cạnh ấy. Chúng ta chỉ có thể hiểu chính xác về đề tài nào đó qua việc học hỏi và cầu nguyện. (Đọc Thi-thiên 119:27, 34). Bằng cách quan sát những người có khả năng rao giảng khi họ dạy dỗ, chúng ta có thể học được phương pháp của họ và bắt chước họ. Cố gắng áp dụng thường xuyên những điều học được sẽ giúp chúng ta trau giồi khả năng này.—Lu 6:40; 1 Ti 4:13-15.
4 Đức Giê-hô-va là Đấng Dạy Dỗ Vĩ Đại. Qua tổ chức hữu hình trên đất, Ngài hướng dẫn các tôi tớ biết làm thế nào để thi hành sứ mạng rao giảng (Ê-sai 30:20, 21). Để đạt mục tiêu này, hằng tuần mỗi hội thánh đều có Trường thánh chức nhằm giúp các học viên trở thành người khéo léo công bố tin mừng về Nước Trời. Sách giáo khoa chính của trường là Kinh Thánh. Lời được Đức Giê-hô-va soi dẫn cho chúng ta biết phải dạy điều gì. Hơn nữa, Lời Ngài cũng giúp chúng ta biết cách giảng dạy hữu hiệu và thích hợp. Trường thánh chức thường xuyên nhắc nhở rằng chúng ta sẽ trở nên những người khéo dạy dỗ nếu chúng ta dạy theo Kinh Thánh, khéo dùng câu hỏi, dạy một cách giản dị và thành thật quan tâm đến người khác. Chúng ta hãy xem xét từng điểm một và sau đó thảo luận làm thế nào có thể động đến lòng học viên.
Dạy theo Kinh Thánh
5. Những điều chúng ta dạy phải dựa vào đâu và tại sao?
5 Chúa Giê-su, đấng dạy dỗ vĩ đại nhất trong nhân loại, luôn dạy theo Kinh Thánh (Mat 21:13; Giăng 6:45; 8:17). Khi nói, Chúa Giê-su không nhân danh chính ngài nhưng nhân danh Đấng sai ngài đến (Giăng 7:16-18). Đó là gương mẫu chúng ta cần noi theo. Vì thế, những điều chúng ta nói khi đi rao giảng hoặc khi học hỏi với người khác đều phải dựa vào Lời Đức Chúa Trời (2 Ti 3:16, 17). Dù cách lý luận của chúng ta có khéo léo đến đâu cũng không hữu hiệu và có quyền lực bằng Kinh Thánh vì Kinh Thánh có thẩm quyền. Muốn học viên hiểu rõ bất cứ điểm nào đó, cách tốt nhất là để người ấy xem Kinh Thánh nói gì.—Đọc Hê-bơ-rơ 4:12.
6. Làm thế nào người dạy biết chắc học viên hiểu điểm đang được thảo luận?
6 Dĩ nhiên, điều này không có nghĩa là người dạy không cần chuẩn bị cho buổi học Kinh Thánh. Ngược lại, người dạy phải cân 1 Cô 14:8, 9.
nhắc kỹ để chọn câu Kinh Thánh viện dẫn nào mà mình hoặc học viên sẽ đọc. Nói chung, nên đọc những câu Kinh Thánh ủng hộ niềm tin của mình. Điều cần thiết là giúp học viên hiểu ý nghĩa mỗi câu Kinh Thánh mà người đó đọc.—Khéo đặt câu hỏi
7. Tại sao đặt câu hỏi là phương pháp dạy dỗ khéo léo?
7 Những câu hỏi khéo léo sẽ gợi cho học viên suy nghĩ và giúp người dạy hiểu được tâm tư của người học. Vì vậy, thay vì giải thích các câu Kinh Thánh, bạn hãy nhờ học viên làm điều này. Đôi khi, một câu hỏi phụ hoặc ngay cả một loạt câu hỏi cũng có thể giúp học viên hiểu đúng. Khi dạy học viên theo cách này, thật ra bạn đang giúp người đó hiểu rõ nguyên nhân cũng như giúp người ấy tự đi đến kết luận.—Mat 17:24-26; Lu 10:36, 37.
8. Làm thế nào chúng ta có thể biết quan điểm của học viên?
8 Phương pháp để học các ấn phẩm của chúng ta là đặt câu hỏi và trả lời. Dĩ nhiên, đa số các học viên Kinh Thánh đều có thể nhanh chóng tìm ra câu trả lời trong đoạn đang học. Nhưng người dạy có óc nhận xét sẽ không chỉ hài lòng với câu trả lời đúng. Chẳng hạn, học viên có thể giải thích đúng Kinh Thánh nói gì về tà dâm (1 Cô 6:18). Tuy nhiên, khi đặt những câu hỏi tế nhị để thăm dò quan điểm, chúng ta biết học viên thật sự nghĩ gì về điều người đó đang học. Vì thế, người dạy có thể đặt câu hỏi: “Tại sao Kinh Thánh lên án việc quan hệ ngoài hôn nhân? Bạn nghĩ thế nào về việc Đức Chúa Trời cấm điều này? Theo bạn, sống phù hợp với các tiêu chuẩn đạo đức của Đức Chúa Trời có lợi ích nào không?”. Câu trả lời sẽ bộc lộ quan điểm của học viên.—Đọc Ma-thi-ơ 16:13-17.
Dạy sao cho dễ hiểu
9. Chúng ta nên ghi nhớ điều gì khi chia sẻ lẽ thật trong Kinh Thánh?
9 Phần lớn những lẽ thật trong Kinh Thánh tương đối dễ hiểu. Tuy vậy, có lẽ học viên vẫn cảm thấy hoang mang vì những giáo lý của tôn giáo sai lầm trước kia. Là người dạy Kinh Thánh, chúng ta có vai trò dạy sao cho dễ hiểu. Người dạy khéo léo có khả năng truyền đạt thông tin một cách rõ ràng, dễ hiểu và chính xác. Nếu theo sự hướng dẫn này, chúng ta sẽ không làm cho lẽ thật trở nên quá phức tạp. Hãy tránh những chi tiết không cần thiết. Không cần giải thích về mọi khía cạnh của câu Kinh Thánh mà chúng ta đọc. Chỉ tập trung vào điều cần thiết để làm sáng tỏ điểm đang xem xét. Càng hiểu biết nhiều, học viên càng quý trọng những lẽ thật sâu xa trong Kinh Thánh.—Hê 5:13, 14.
10. Những yếu tố nào giúp chúng ta quyết định học bao nhiêu đoạn trong mỗi buổi học?
10 Trong mỗi buổi học, chúng ta nên học bao nhiêu đoạn? Về vấn đề này, chúng ta cần suy xét. Người dạy lẫn người học có khả năng và hoàn cảnh khác nhau, nhưng chúng ta luôn nhớ rằng mục tiêu của người dạy là giúp Cô 2:6, 7.
người học xây dựng đức tin vững chắc. Vì thế, chúng ta để cho người học có đủ thời gian để đọc, hiểu và chấp nhận lẽ thật trong Kinh Thánh. Chúng ta không nên dạy quá nhiều so với khả năng lĩnh hội của học viên, đồng thời cũng không ngừng quá lâu ở một điểm nào đó. Khi học viên đã hiểu điểm đang thảo luận, chúng ta có thể đi tiếp.—11. Về việc dạy dỗ, chúng ta có thể học được gì từ sứ đồ Phao-lô?
11 Đối với những người mới, sứ đồ Phao-lô giảng tin mừng một cách dễ hiểu. Dù là người có học thức cao nhưng ông tránh dùng những từ ngữ cao xa. (Đọc 1 Cô-rinh-tô 2:1, 2). Lẽ thật giản dị trong Kinh Thánh có sức thu hút và làm thỏa lòng những người chân thật. Không cần phải là người trí thức mới hiểu được Kinh Thánh.—Mat 11:25; Công 4:13; 1 Cô 1:26, 27.
Giúp học viên quý trọng điều họ học
12, 13. Động cơ nào thúc đẩy học viên áp dụng những điều đang học? Hãy cho ví dụ.
12 Để có kết quả, chúng ta phải dạy sao cho động lòng học viên. Người ấy phải hiểu điều đang học tác động thế nào đến chính mình, điều đó mang lại lợi ích nào, và đời sống sẽ được cải thiện ra sao nếu làm theo sự hướng dẫn của Kinh Thánh.—Ê-sai 48:17, 18.
13 Chẳng hạn, chúng ta có thể xem xét câu Kinh Thánh Hê-bơ-rơ 10:24, 25. Câu này khuyến khích tín đồ Đấng Christ nhóm lại với anh em đồng đạo để khích lệ và kết hợp với nhau trong tình yêu thương. Nếu học viên chưa tham dự các buổi họp của hội thánh, chúng ta có thể kể vắn tắt về các buổi họp và cho biết những gì sẽ được thảo luận. Chúng ta có thể cho người học biết rằng các buổi họp là một phần trong sự thờ phượng và cho người đó biết chính chúng ta nhận được những lợi ích nào, và rồi có thể mời người đó đi họp. Động cơ để người đó làm theo những điều Kinh Thánh dạy là vì muốn vâng lời Đức Giê-hô-va, chứ không phải vì muốn làm hài lòng người dạy.—Ga 6:4, 5.
14, 15. (a) Học viên Kinh Thánh có thể học được gì về Đức Giê-hô-va? (b) Họ được lợi ích như thế nào khi biết cá tính của Ngài?
14 Qua việc học và áp dụng các nguyên tắc Kinh Thánh, học viên rút ra lợi ích căn bản là nhận biết và yêu mến Đức Giê-hô-va như một Đấng có thật (Ê-sai 42:8). Ngài là Cha yêu thương, Đấng Tạo Hóa và Chủ của vũ trụ. Ngài còn cho những người yêu mến và phụng sự Ngài biết cá tính và khả năng của Ngài. (Đọc Xuất Ê-díp-tô Ký 34:6, 7). Khi Môi-se sắp dẫn dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi cảnh phu tù ở xứ Ê-díp-tô, Đức Giê-hô-va tỏ cho ông biết Ngài là ai khi Ngài phán: “Ta sẽ trở thành Đấng ta sẽ trở thành” (Xuất 3:13-15, NW). Điều này hàm ý Đức Giê-hô-va sẽ đóng bất cứ vai trò nào cần thiết để thực hiện ý định của Ngài vì dân mà Ngài chọn. Vì thế, dân Y-sơ-ra-ên nhận biết Đức Giê-hô-va trong vai trò Đấng Giải Cứu, Chiến Sĩ, Đấng Cung Cấp, Đấng Hoàn Thành lời hứa và trong những vai trò khác.—Xuất 15:2, 3; 16:2-5; Giô-suê 23:14.
15 Học viên có thể không cảm nghiệm được sự can thiệp kỳ diệu của Đức Giê-hô-va trong đời sống như trường hợp của Môi-se. Tuy nhiên, khi học viên càng lớn mạnh trong đức tin và càng quý trọng những điều học được, và khi bắt đầu áp dụng những điều ấy, chắc chắn họ sẽ cảm thấy cần nương tựa nơi Đức Giê-hô-va để được can đảm, khôn ngoan và được hướng dẫn. Khi làm thế, họ cũng nhận biết Đức Giê-hô-va khôn ngoan và đáng tin cậy trong vai trò Đấng Khuyên Bảo, Đấng Che Chở, Đấng Cung Cấp dư dật mọi thứ họ cần.—Thi 55:22; 63:7; Châm 3:5, 6.
Bày tỏ lòng quan tâm
16. Tại sao khả năng bẩm sinh không phải là yếu tố quan trọng nhất để trở thành người khéo dạy dỗ?
16 Nếu cảm thấy mình không khéo léo trong việc dạy dỗ như lòng mong muốn, bạn chớ nản lòng. Đức Giê-hô-va và Chúa Giê-su đang trông nom công việc giáo dục được thực hiện trên khắp thế giới ngày nay (Công 1:7, 8; ). Hai Đấng này sẽ ban phước cho mọi nỗ lực của chúng ta hầu cho lời nói của chúng ta tác động đến lòng những người ngay thẳng ( Khải 14:6Giăng 6:44). Lòng yêu thương chân thành của chúng ta đối với học viên có thể bù đắp cho việc thiếu khả năng bẩm sinh trong việc dạy dỗ. Sứ đồ Phao-lô cho thấy ông hiểu tầm quan trọng của việc bày tỏ lòng yêu thương đối với người học.—Đọc 1 Tê-sa-lô-ni-ca 2:7, 8.
17. Chúng ta có thể biểu lộ lòng quan tâm chân thành đối với mỗi học viên như thế nào?
17 Tương tự thế, chúng ta cũng có thể biểu lộ lòng quan tâm chân thành đối với mỗi học viên bằng cách trở nên thân thiết với họ. Khi thảo luận các nguyên tắc Kinh Thánh với học viên, rất có thể chúng ta sẽ hiểu rõ hoàn cảnh của người đó hơn. Chúng ta có thể nhận thấy người đó đã sống phù hợp với một số nguyên tắc trong Kinh Thánh. Có thể người ấy vẫn cần điều chỉnh một số khía cạnh khác trong đời sống. Bằng cách giúp học viên biết áp dụng những điều học được, chúng ta có thể giúp người đó trở thành môn đồ chân chính của Đấng Christ.
18. Tại sao việc cầu nguyện với học viên và nhắc đến người ấy trong lời cầu nguyện là điều quan trọng?
18 Điều quan trọng nhất là chúng ta có thể cầu nguyện với học viên và nhắc đến người ấy trong lời cầu nguyện. Học viên phải biết rõ rằng mục tiêu của chúng ta là giúp người đó có mối quan hệ với Đấng Tạo Hóa mật thiết hơn, đến gần Ngài hơn, và được lợi ích nhờ làm theo sự hướng dẫn của Ngài. (Đọc Thi-thiên 25:4, 5). Khi chúng ta cầu xin Đức Giê-hô-va ban phước cho học viên cố gắng áp dụng những điều học được thì người đó sẽ thấy tầm quan trọng của việc “làm theo lời” (Gia-cơ 1:22). Và khi học viên lắng nghe chúng ta thành tâm cầu nguyện, người đó cũng biết cách cầu nguyện. Thật là một niềm vui khi giúp học viên Kinh Thánh vun trồng mối quan hệ cá nhân với Đức Giê-hô-va!
19. Trong bài tới chúng ta sẽ xem xét điều gì?
19 Thật khích lệ xiết bao khi biết hơn sáu triệu rưỡi Nhân Chứng trên khắp thế giới đang cố gắng trau giồi “nghệ thuật giảng dạy” nhằm giúp những người có lòng thành thật vâng giữ mọi điều Chúa Giê-su phán dạy. Hoạt động rao giảng của chúng ta đạt được kết quả nào? Trong bài tới chúng ta sẽ xem xét câu hỏi này.
Bạn còn nhớ không?
• Tại sao tín đồ Đấng Christ cần trau giồi “nghệ thuật giảng dạy”?
• Những phương cách nào có thể giúp chúng ta trở thành người khéo dạy dỗ?
• Điều gì có thể bù đắp cho việc thiếu khả năng bẩm sinh trong nghệ thuật giảng dạy?
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 9]
Bạn ghi danh vào Trường thánh chức chưa?
[Hình nơi trang 10]
Tại sao mời học viên đọc câu Kinh Thánh là quan trọng?
[Hình nơi trang 12]
Hãy cầu nguyện với học viên và nhắc đến người ấy trong lời cầu nguyện