Những người “sẵn sàng tiếp nhận” đang hưởng ứng tin mừng
Những người “sẵn sàng tiếp nhận” đang hưởng ứng tin mừng
“Những người sẵn sàng tiếp nhận sự sống vĩnh cửu đều tin Chúa”.—CÔNG 13:48, Bản Diễn Ý.
1, 2. Các tín đồ thời ban đầu hưởng ứng thế nào về lời Chúa Giê-su tiên tri rằng tin mừng về Nước Trời sẽ được giảng ra khắp đất?
Sách Công-vụ các Sứ-đồ ghi lại những lời tường thuật thú vị về việc các tín đồ Đấng Christ thời ban đầu hưởng ứng lời Chúa Giê-su tiên tri là tin mừng về Nước Trời sẽ được giảng ra khắp đất (Mat 24:14). Có thể nói rằng những người rao giảng sốt sắng đã nêu gương cho những ai theo họ. Nhờ các môn đồ Chúa Giê-su ở thành Giê-ru-sa-lem nhiệt tình làm chứng, hàng ngàn người, kể cả “rất nhiều thầy tế-lễ”, đã gia nhập hội thánh vào thế kỷ thứ nhất.—Công 2:41; 4:4; 6:7.
2 Các giáo sĩ thời ban đầu đã giúp nhiều người hơn nữa chấp nhận đạo Đấng Christ. Chẳng hạn như Phi-líp đã đến thành Sa-ma-ri, nơi có nhiều người nghe ông rao giảng (Công 8:5-8). Phao-lô cùng các bạn đi nhiều nơi để rao giảng thông điệp đạo Đấng Christ. Ông đã đến Chíp-rơ, một số vùng ở Tiểu Á, Ma-xê-đoan, Gờ-réc và Y-ta-li. Trong các thành mà ông rao giảng, nhiều người Giu-đa và người Gờ-réc đã tin đạo (Công 14:1; 16:5; 17:4). Tít rao giảng ở Cơ-rết (Tít 1:5). Phi-e-rơ bận rộn rao giảng ở Ba-by-lôn. Vào lúc ông viết lá thư đầu tiên (khoảng năm 62-64 CN), hoạt động của các tín đồ Đấng Christ đã được nhiều người ở xứ Bông, Ga-la-ti, Cáp-ba-đốc, A-si và Bi-thi-ni biết đến (1 Phi 1:1; 5:13). Đó thật là một thời kỳ hào hứng thay! Những tín đồ vào thế kỷ thứ nhất sốt sắng rao giảng đến nỗi kẻ thù cho rằng họ đã “gây thiên-hạ nên loạn-lạc”.—Công 17:6; 28:22.
3. Ngày nay, những người rao giảng về Nước Trời đang gặt hái kết quả nào, và bạn cảm thấy thế nào về kết quả ấy?
3 Thời nay cũng vậy, hội thánh tín đồ Đấng Christ gia tăng đáng kể. Khi đọc báo cáo thường niên của Nhân Chứng Giê-hô-va và thấy kết quả đạt được trên toàn thế giới, chúng ta không cảm thấy khích lệ sao? Khi biết những người rao giảng về Nước Trời hướng dẫn hơn sáu triệu cuộc học hỏi Kinh Thánh trong năm công tác 2007, bạn có cảm thấy ấm lòng không? Ngoài ra, năm vừa qua, số người dự Lễ Tưởng Niệm cái chết của Chúa Giê-su cho thấy có khoảng mười triệu người không phải là Nhân Chứng Giê-hô-va đã chú ý đến tin mừng và tham dự buổi lễ quan trọng này. Con số đó cho thấy vẫn còn nhiều việc phải làm.
4. Ai đang hưởng ứng thông điệp Nước Trời?
Công 13:48, BDY). Đức Giê-hô-va đang thu hút những người như thế vào tổ chức của Ngài. (Đọc A-ghê 2:7). Trong thánh chức, chúng ta cần có thái độ nào để hợp tác trọn vẹn trong việc thu nhóm này?
4 Ngày nay, cũng như vào thế kỷ thứ nhất, “những người sẵn sàng tiếp nhận sự sống vĩnh cửu” đang hưởng ứng thông điệp của lẽ thật (Rao giảng với tinh thần không thiên vị
5. Những người như thế nào sẽ nhận ân huệ của Đức Giê-hô-va?
5 Các tín đồ Đấng Christ vào thế kỷ thứ nhất hiểu rằng: “Đức Chúa Trời chẳng hề vị-nể ai, nhưng trong các dân, hễ ai kính-sợ Ngài và làm sự công-bình, thì nấy được đẹp lòng Chúa” (Công 10:34, 35). Dù một người có mối quan hệ tốt đối với Đức Giê-hô-va hay không, điều đó tùy thuộc vào việc người ấy thể hiện đức tin nơi sự hy sinh làm giá chuộc của Chúa Giê-su (Giăng 3:16, 36). Và ý muốn của Đức Giê-hô-va là “mọi người được cứu-rỗi và hiểu-biết lẽ thật”.—1 Ti 2:3, 4.
6. Người rao giảng về Nước Trời cần tránh thái độ nào, và tại sao?
6 Thật sai lầm khi những người công bố tin mừng có định kiến đối với người khác dựa trên chủng tộc, địa vị xã hội, vẻ bề ngoài, tôn giáo hoặc những điều khác. Hãy thử suy nghĩ: Chẳng phải bạn quý trọng người đầu tiên chia sẻ lẽ thật với bạn đã không có thành kiến với bạn sao? Vậy, sao bạn ngại nói thông điệp cứu mạng cho người rất có thể muốn nghe?—Đọc Ma-thi-ơ 7:12.
7. Tại sao chúng ta không nên xét đoán những người chúng ta gặp khi đi rao giảng?
7 Đức Giê-hô-va đã bổ nhiệm Chúa Giê-su làm Đấng Phán Xét. Vì thế, chúng ta không có quyền xét đoán ai. Điều này thật hợp lý, vì không như Chúa Giê-su, chúng ta chỉ có thể xét đoán theo “mắt mình thấy” hoặc “tai [mình] nghe”, trong khi Chúa Giê-su có thể đọc được ý tưởng thầm kín trong lòng người ta.—Ê-sai 11:1-5; 2 Ti 4:1.
8, 9. (a) Trước khi trở thành tín đồ Đấng Christ, Phao-lô là người như thế nào? (b) Chúng ta có thể rút ra bài học nào qua trường hợp của Phao-lô?
8 Nhiều người thuộc mọi tầng lớp xã hội đã trở thành tôi tớ của Đức Giê-hô-va. Trường hợp nổi bật là Sau-lơ người Tạt-sơ, sau này trở thành sứ đồ Phao-lô. Sau-lơ, người Pha-ri-si, là kẻ chống đối các tín đồ Đấng Christ một cách dữ dội. Ông thành thật tin rằng họ không phải là những người thờ phượng thật nên đã bắt bớ hội thánh (Ga 1:13). Theo quan điểm loài người, ông hẳn là người khó có cơ hội trở thành tín đồ Đấng Christ. Tuy nhiên, Chúa Giê-su thấy điều tốt trong lòng của Phao-lô nên chọn ông để thi hành sứ mạng đặc biệt. Thế nên, Phao-lô trở thành một trong các thành viên tích cực và sốt sắng nhất của hội thánh đạo Đấng Christ vào thế kỷ thứ nhất.
9 Chúng ta có thể rút ra bài học nào qua trường hợp của Phao-lô? Trong khu vực chúng ta rao giảng, có những người dường như không thích nghe thông điệp. Dù cho rằng những người ấy khó có thể trở thành tín đồ Đấng Christ nhưng chúng ta cũng nên cố gắng lý luận với họ. Đôi khi, ngay cả những người mà chúng ta nghĩ rằng họ không thích nghe lại là người hưởng ứng thông điệp. Sứ mạng của chúng ta là cứ rao giảng “mãi” cho mọi người.—Đọc Công-vụ 5:42.
Ân phước chờ đợi những người cứ rao giảng “mãi”
10. Tại sao chúng ta không nên ngại rao giảng cho những người mà chúng ta cảm thấy sợ? Hãy kể lại một số kinh nghiệm tại địa phương.
10 Chúng ta có thể sai lầm khi đánh giá một người qua vẻ bề ngoài. Chẳng hạn, ông Ignacio * bắt đầu học Kinh Thánh với Nhân Chứng Giê-hô-va khi ông ở trong tù tại một nước thuộc Nam Mỹ. Người ta sợ ông vì bản tính ông rất hung bạo. Vì vậy, những tù nhân làm và bán sản phẩm cho các tù nhân khác đã dùng Ignacio để đòi nợ những người chậm trả tiền. Tuy nhiên, khi Ignacio tiến bộ trong việc học Kinh Thánh và áp dụng những điều học được, thì con người hung bạo, hay hiếp đáp người khác đã trở nên một người tử tế. Không ai dùng ông để đòi nợ nữa, nhưng ông vui vì lẽ thật trong Kinh Thánh và thánh linh Đức Chúa Trời đã thay đổi tính tình ông. Ông cũng biết ơn những người rao giảng đã không có thành kiến và cố gắng học hỏi với ông.
11. Tại sao chúng ta tiếp tục trở lại viếng thăm?
11 Một trong những lý do khiến chúng ta tiếp tục trở lại viếng thăm những người mà chúng ta đã rao báo tin mừng là vì hoàn cảnh và thái độ của họ có thể thay đổi. Và điều đó thật sự xảy ra. Kể từ lần viếng thăm trước, một số người có thể đã mắc bệnh nặng, mất việc, hoặc mất người thân. (Đọc Truyền-đạo 9:11). Những biến cố trên thế giới có thể làm cho người ta suy nghĩ nghiêm túc về tương lai. Những vấn đề đó có thể khiến một số người trước đây thờ ơ, hoặc thậm chí chống đối, nhưng bây giờ họ hưởng ứng thông điệp. Vì vậy, chúng ta không nên ngần ngại chia sẻ tin mừng với người khác mỗi khi có cơ hội.
12. Chúng ta nên có quan điểm nào đối với những người chúng ta gặp khi rao giảng, và tại sao?
12 Loài người thường có khuynh hướng xét đoán và ghép người khác vào một hạng người nào đó. Tuy nhiên, Đức Giê-hô-va biết rõ từng cá nhân. Ngài thấy tiềm năng của mỗi người. (Đọc 1 Sa-mu-ên 16:7). Chúng ta cũng nên làm thế trong thánh chức rao giảng. Nhiều kinh nghiệm cho thấy chúng ta sẽ đạt kết quả nếu có quan điểm tích cực đối với những người chúng ta gặp.
13, 14. (a) Tại sao một chị tiên phong có thái độ tiêu cực với người phụ nữ chị gặp khi rao giảng? (b) Chúng ta có thể học được gì qua kinh nghiệm này?
13 Một chị tiên phong tên Sandra đi rao giảng từng nhà ở một đảo thuộc vùng Ca-ri-bê và gặp cô Ruth. Cô này rất tích cực tham gia vào các lễ hội và đã hai lần được phong làm nữ hoàng của lễ hội toàn quốc. Cô Ruth đặc biệt thích thú những gì chị Sandra trình bày nên họ sắp đặt một cuộc học hỏi Kinh Thánh. Sandra kể lại: “Khi bước vào phòng khách, tôi thấy một tấm ảnh lớn của cô trong trang phục lễ hội. Tôi cũng thấy nhiều cúp mà cô đạt được. Tôi nghĩ rằng một người rất nổi tiếng và tích cực tham gia vào những lễ hội như cô thì khó có thể chú ý đến lẽ thật. Vì thế, tôi không trở lại viếng thăm cô ấy nữa. Nhưng tôi đã lầm”.
14 Một thời gian sau, cô Ruth đến Phòng Nước Trời và khi buổi họp kết thúc, cô đến gặp chị Sandra và hỏi: “Sao chị không đến học với tôi nữa?”. Chị Sandra xin lỗi và sắp đặt với Ruth để học lại. Cô ấy tiến bộ nhanh, không treo những tấm hình lễ hội nữa. Cô bắt đầu tham gia các hoạt động của hội thánh và dâng mình cho Đức Giê-hô-va. Dĩ nhiên, chị Sandra nhận biết phản ứng đầu tiên của mình là sai.
15, 16. (a) Một người công bố gặt được kết quả nào khi làm chứng cho người thân? (b) Tại sao chúng ta không nên ngại làm chứng cho người thân, bất kể gốc gác của người đó?
15 Nhiều người làm chứng cho các thành viên trong gia đình cũng có thể đạt kết quả, ngay cả khi người nghe có vẻ không hưởng
ứng. Chẳng hạn, hãy xem trường hợp của chị Joyce, một nữ tín đồ Đấng Christ ở Hoa Kỳ. Anh rể của chị từng là người thường vào tù ra khám kể từ khi còn trẻ. Chị kể lại: “Người ta nói đời anh chẳng ra gì vì anh buôn bán ma túy, trộm cắp và làm nhiều điều xấu xa. Dù vậy, tuy nghĩ anh là người vô phương cứu chữa nhưng trong 37 năm tôi vẫn tiếp tục chia sẻ với anh lẽ thật của Kinh Thánh”. Cuối cùng, nhờ kiên trì giúp người thân, chị cảm thấy vui mừng khôn xiết khi người anh rể này bắt đầu học Kinh Thánh với Nhân Chứng Giê-hô-va và hoàn toàn thay đổi lối sống. Gần đây, vào năm 50 tuổi, anh rể của chị Joyce đã làm báp têm tại một hội nghị địa hạt ở California, Hoa Kỳ. Chị Joyce nói: “Tôi mừng đến rơi nước mắt. Tôi rất vui là đã không bỏ cuộc nói với anh ấy về Kinh Thánh!”.16 Có lẽ bạn ngần ngại nói lẽ thật của Kinh Thánh với một số người thân vì gốc gác của họ. Tuy nhiên, chị Joyce không để việc đó cản trở chị nói với người anh rể. Suy cho cùng, làm sao một người có thể đọc được lòng của người khác? Người đó có thể khao khát về thiêng liêng và thành tâm tìm kiếm lẽ thật. Vì vậy, bạn không nên ngần ngại cho người thân cơ hội biết được lẽ thật.—Đọc Châm-ngôn 3:27.
Sách giúp học Kinh Thánh hữu hiệu
17, 18. (a) Báo cáo trên khắp thế giới cho thấy thế nào về giá trị của sách Kinh Thánh thật sự dạy gì? (b) Bạn có những kinh nghiệm khích lệ nào khi dùng sách này?
17 Báo cáo của các nước trên thế giới cho thấy những người có lòng chân thật rất thích sách Kinh Thánh thật sự dạy gì?. Một chị tiên phong ở Hoa Kỳ tên là Penni đã bắt đầu dùng sách này để học với nhiều người. Hai người cao niên trong số các học viên là tín đồ sốt sắng trong giáo hội của họ. Chị Penni không biết chắc họ sẽ phản ứng thế nào về lẽ thật được trình bày trong sách Kinh Thánh dạy. Dù vậy, chị cho biết: “Vì thông tin được trình bày một cách rõ ràng, hợp lý và ngắn gọn nên hai người này sẵn sàng chấp nhận những gì họ học là lẽ thật. Họ không tranh luận hoặc hoang mang”.
18 Một người công bố ở nước Anh tên là Pat, bắt đầu học Kinh Thánh với một phụ nữ Á châu tị nạn ở đó. Người phụ nữ này buộc phải lìa quê hương sau khi chồng và các con trai bị quân phiến loạn bắt đi, và không bao giờ bà thấy họ nữa. Tính mạng của bà bị đe dọa, nhà cửa bị đốt cháy, và bản thân bà bị hãm hiếp tập thể. Tất cả những sự kiện này làm cho bà cảm thấy đời không còn gì đáng sống nữa nên đã nhiều lần toan tự tử. Tuy nhiên, việc học Kinh Thánh mang lại cho bà niềm hy vọng. Chị Pat viết: “Những lời giải thích và minh họa giản dị trong sách Kinh Thánh dạy đã gây ấn tượng mạnh mẽ đối với
bà”. Học viên này tiến bộ rất nhanh, hội đủ điều kiện trở thành người công bố chưa báp têm, và bày tỏ lòng ao ước được làm báp têm vào hội nghị sắp tới. Giúp những người có lòng chân thành hiểu và quý trọng hy vọng mà Kinh Thánh mang lại thật vui biết bao!“Chớ mệt-nhọc về sự làm lành”
19. Tại sao công việc rao giảng lại khẩn cấp đến thế?
19 Mỗi ngày trôi qua, sứ mạng rao giảng và đào tạo môn đồ của chúng ta trở nên khẩn cấp hơn. Mỗi năm, hàng ngàn người có lòng ngay thẳng hưởng ứng công việc rao giảng. Tuy nhiên, “ngày lớn của Đức Giê-hô-va đã gần”. Điều đó có nghĩa là những người hiện ở trong sự tối tăm về thiêng liêng đang “đi xiêu-tó tới chốn hình-khổ”.—Sô 1:14; Châm 24:11.
20. Mỗi người chúng ta nên quyết tâm làm gì?
20 Chúng ta vẫn còn có thể giúp những người như thế. Để làm vậy, điều quan trọng là chúng ta phải noi gương các tín đồ Đấng Christ vào thế kỷ thứ nhất, những người ‘cứ dạy-dỗ rao-truyền mãi về tin mừng của Đức Chúa Jêsus, tức là Đấng Christ’ (Công 5:42). Chúng ta noi gương họ bằng cách bền chí dù gặp nghịch cảnh, để ý đến “nghệ thuật giảng dạy” và rao giảng cho mọi người với tinh thần không thiên vị! Chúng ta “chớ mệt-nhọc về sự làm lành”, vì nếu bền chí, chúng ta sẽ được Đức Chúa Trời chấp nhận và gặt hái nhiều ân phước.—2 Ti 4:2, NW; đọc Ga-la-ti 6:9.
[Chú thích]
^ đ. 10 Một số tên đã đổi.
Bạn trả lời thế nào?
• Ai đang hưởng ứng tin mừng?
• Tại sao chúng ta không nên xét đoán những người chúng ta gặp khi rao giảng?
• Nhờ dùng sách Kinh Thánh thật sự dạy gì? chúng ta gặt hái những kết quả nào?
[Câu hỏi thảo luận]
[Các hình nơi trang 13]
Hàng ngàn người có lòng ngay thẳng đang hưởng ứng tin mừng
[Các hình nơi trang 15]
Chúng ta có thể rút ra bài học nào qua sự thay đổi của sứ đồ Phao-lô?
[Hình nơi trang 16]
Những người công bố tin mừng không xét đoán người ta