Đức Giê-hô-va, “Đấng Giải-cứu” vào thời Kinh Thánh
Đức Giê-hô-va, “Đấng Giải-cứu” vào thời Kinh Thánh
“Đức Chúa Trời ôi! xin hãy mau mau đến cùng tôi: Chúa là sự giúp-đỡ tôi, Đấng giải-cứu tôi”.—THI 70:5.
1, 2. (a) Khi nào những người thờ phượng Đức Chúa Trời trông cậy Ngài giúp đỡ? (b) Câu hỏi nào được nêu ra, và chúng ta có thể tìm lời giải đáp ở đâu?
Trong lúc đi nghỉ mát, một cặp vợ chồng nghe tin con gái họ, một thiếu phụ 23 tuổi, bị mất tích cách lạ lùng. Người ta nghi rằng cô bị giết. Cặp vợ chồng ấy lập tức thu xếp hành lý và trở về nhà, suốt quãng đường về họ cầu xin Đức Giê-hô-va giúp đỡ. Một Nhân chứng 20 tuổi được chẩn đoán mắc căn bệnh cuối cùng sẽ khiến anh bị liệt hoàn toàn. Ngay lập tức, anh cầu nguyện với Đức Giê-hô-va. Một người mẹ đơn thân không tìm được việc làm và không đủ tiền mua thực phẩm cho mình cùng đứa con gái 12 tuổi. Chị bày tỏ nỗi lòng với Đức Giê-hô-va. Tất nhiên, khi đương đầu với gian nan thử thách, những người thờ phượng Đức Chúa Trời cầu xin Ngài giúp đỡ. Bạn có bao giờ kêu cầu Đức Giê-hô-va khi lâm vào cảnh tuyệt vọng không?
2 Một câu hỏi quan trọng được nêu ra: Chúng ta có thể trông mong Đức Giê-hô-va đáp lời cầu xin sự giúp đỡ không? Bài Thi-thiên 70 cho chúng ta câu trả lời làm vững mạnh đức tin. Bài Thi-thiên cảm động này được viết bởi Đa-vít, một người trung thành thờ phượng Đức Giê-hô-va từng đương đầu với nhiều khó khăn, thử thách trong đời sống. Người viết Thi-thiên này đã xúc động nói về Đức Giê-hô-va: “Đức Chúa Trời ôi!. . . Chúa là sự giúp-đỡ tôi, Đấng giải-cứu tôi” (Thi 70:5). Xem xét bài Thi-thiên 70 giúp chúng ta biết tại sao mình cũng có thể trông cậy Đức Giê-hô-va vào những lúc khốn khó và hoàn toàn tin rằng Ngài sẽ là “Đấng giải-cứu” của chúng ta.
“Chúa là. . . Đấng giải-cứu”
3. (a) Bài Thi-thiên 70 ghi lại lời cầu khẩn nào? (b) Đa-vít bày tỏ lòng tin chắc nào trong bài Thi-thiên 70?
3 Bài Thi-thiên 70 bắt đầu và kết thúc bằng lời cầu khẩn Đức Chúa Trời giúp đỡ. (Đọc Thi-thiên 70:1-5). Đa-vít nài xin Đức Giê-hô-va “mau mau” giải cứu ông. Từ câu 2 đến câu 4, Đa-vít có 5 lời cầu xin, mỗi câu bắt đầu với từ “nguyện” và bày tỏ điều ông mong muốn. Ba lời cầu xin đầu tiên nói về những kẻ tìm cách giết ông. Đa-vít nài xin Đức Giê-hô-va đánh bại những kẻ thù này, làm cho chúng hổ thẹn về những việc ác chúng đã làm. Hai lời cầu xin tiếp theo, nơi câu 4, liên quan đến dân Đức Chúa Trời. Đa-vít cầu nguyện cho những người tìm kiếm Đức Giê-hô-va được vui vẻ và tôn vinh Ngài. Kết thúc bài Thi-thiên này, Đa-vít thưa với Đức Giê-hô-va: “Chúa là sự giúp-đỡ tôi, Đấng giải-cứu tôi”. Hãy lưu ý Đa-vít không nói: “Nguyện Chúa giúp”, như thể là một lời cầu xin. Thay vì thế, ông nói “Chúa là”, biểu lộ lòng tin chắc. Đa-vít tin rằng ông sẽ được Ngài giúp đỡ.
4, 5. Chúng ta học được gì về Đa-vít qua bài Thi-thiên 70, và chúng ta có thể tin chắc điều gì?
4 Bài Thi-thiên 70 cho biết gì về Đa-vít? Khi phải đương đầu với kẻ thù muốn giết ông, Đa-vít không tự ý giải quyết vấn đề. Thay vì thế, ông tin rằng Đức Giê-hô-va sẽ xử lý những kẻ chống đối vào đúng thời điểm và theo cách của Ngài (1 Sa 26:10). Đa-vít luôn vững tin là Đức Giê-hô-va giúp đỡ và giải cứu những người tìm kiếm Ngài (Hê 11:6). Ông tin rằng những người thờ phượng chân chính có mọi lý do để vui vẻ và tôn vinh Đức Giê-hô-va qua việc nói cho người khác biết về sự vĩ đại của Ngài.—Thi 5:11; 35:27.
5 Như Đa-vít, chúng ta cũng có thể tin chắc Đức Giê-hô-va là Đấng giúp đỡ và là “Đấng giải-cứu” chúng ta. Vì vậy, khi đương đầu với những thử thách cam go hay khi cảm thấy rất cần sự giúp đỡ, chúng ta có thể cầu xin Đức Giê-hô-va mau chóng giúp chúng ta (Thi 71:12). Nhưng Ngài đáp lại lời cầu xin của chúng ta như thế nào? Trước khi bàn về việc Đức Giê-hô-va có thể giúp chúng ta như thế nào, hãy xem xét ba cách mà Ngài giải cứu Đa-vít, giúp ông vào những lúc khẩn cấp.
Được giải cứu khỏi kẻ bắt bớ
6. Điều gì giúp Đa-vít biết rằng Đức Giê-hô-va giải cứu những người công bình?
6 Qua những phần Kinh Thánh có vào thời đó, Đa-vít biết những người công bình có thể trông cậy nơi Đức Giê-hô-va. Khi Đức Chúa Trời giáng trận Nước Lụt trên thế gian tội lỗi, Ngài đã bảo toàn mạng sống Nô-ê và gia đình tin kính của ông (Sáng 7:23). Khi giáng mưa diêm sinh và lửa xuống những người gian ác ở thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ, Ngài giúp người công bình Lót và hai con gái ông thoát nạn (Sáng 19:12-26). Khi tiêu diệt Pha-ra-ôn kiêu ngạo và quân đội hắn tại Biển Đỏ, Đức Giê-hô-va đã che chở dân Ngài, giúp họ thoát khỏi kết cục bi thảm (Xuất 14:19-28). Vậy, chẳng lạ gì khi trong một bài Thi-thiên khác, Đa-vít ca ngợi Đức Giê-hô-va là “Đức Chúa Trời giải-cứu”.—Thi 68:20.
7-9. (a) Lý do nào khiến Đa-vít tin nơi quyền năng giải cứu của Đức Chúa Trời? (b) Đa-vít bày tỏ niềm tin nơi quyền năng giải cứu của Đức Giê-hô-va như thế nào?
7 Bản thân Đa-vít cũng có lý do để tin cậy hoàn toàn nơi quyền năng giải cứu của Đức Giê-hô-va. Chính Đa-vít cảm nghiệm được Đức Giê-hô-va là “cánh tay đời đời” có thể giải cứu những người phụng sự Ngài (Phục 33:27). Đã hơn một lần Đức Giê-hô-va giải cứu Đa-vít khỏi nanh vuốt của “kẻ thù-nghịch” (Thi 18:17-19, 48). Hãy xem một trường hợp.
8 Khi những người nữ ở Y-sơ-ra-ên ca ngợi tài đánh giặc của Đa-vít, vua Sau-lơ vô cùng ghen ghét và hai lần phóng giáo đâm Đa-vít (1 Sa 18:6-9). Cả hai lần Đa-vít đều tránh được. Phải chăng ông thoát chết chỉ nhờ vào kỹ năng và sự nhanh nhẹn của một chiến binh dầy dạn kinh nghiệm? Không. Lời tường thuật của Kinh Thánh giải thích rằng “Đức Giê-hô-va ở cùng người”. (Đọc 1 Sa-mu-ên 18:11-14). Sau đó, khi âm mưu nhờ tay người Phi-li-tin giết Đa-vít bị thất bại, “Sau-lơ nhìn-biết Đức Giê-hô-va ở cùng Đa-vít”.—1 Sa 18:17-28.
Thi-thiên 18 cho biết Đa-vít “đọc các lời bài nầy cho Đức Giê-hô-va trong ngày Đức Giê-hô-va giải-cứu người. . . khỏi tay Sau-lơ”. Trong một bài ca, ông bày tỏ cảm xúc khi hát: “Đức Giê-hô-va là hòn đá tôi, đồn-lũy tôi, Đấng giải-cứu tôi; Đức Chúa Trời là hòn đá tôi, nơi Ngài tôi sẽ nương-náu mình” (Thi 18:2). Khi biết Đức Giê-hô-va có khả năng giải cứu dân Ngài, chẳng phải điều này củng cố đức tin chúng ta hay sao?—Thi 35:10.
9 Đa-vít quy sự giải cứu ấy cho ai? Lời ghi chú ở đầu bàiĐược nâng đỡ trên giường bệnh
10, 11. Điều gì giúp chúng ta suy ra khi nào Đa-vít bị bệnh như được đề cập nơi bài Thi-thiên 41?
10 Vua Đa-vít đã có lần mắc bệnh nặng, như được đề cập trong bài Thi-thiên 41. Nằm liệt giường một thời gian, Đa-vít bệnh đến nỗi kẻ thù của ông nghĩ rằng ông sẽ không “chỗi-dậy nữa” (câu 7, 8). Khi nào Đa-vít bị bệnh nặng như thế? Hoàn cảnh được đề cập trong bài Thi-thiên này có thể liên quan đến giai đoạn rất căng thẳng trong cuộc đời Đa-vít khi con trai ông là Áp-sa-lôm toan chiếm ngôi.—2 Sa 15:6, 13, 14.
11 Chẳng hạn, Đa-vít đề cập đến một người bạn mà ông tin cậy, từng ăn bánh của ông nhưng lại phản bội ông (câu 9). Điều này có thể khiến chúng ta nhớ đến một sự kiện xảy ra trong đời Đa-vít. Trong giai đoạn Áp-sa-lôm phản loạn, người cố vấn tin cẩn của Đa-vít là A-hi-tô-phe đã phản bội và theo phe Áp-sa-lôm chống lại vua (2 Sa 15:31; 16:15). Hãy tưởng tượng vị vua yếu sức trên giường bệnh, không có sức để ngồi dậy, biết những kẻ thù vây quanh mong ông chết để thực hiện ý đồ đen tối.—Câu 5.
12, 13. (a) Đa-vít bày tỏ lòng tin cậy nào? (b) Đức Chúa Trời có thể đã ban sức cho Đa-vít như thế nào?
12 Niềm tin của Đa-vít nơi “Đấng giải-cứu” không bị dao động. Nói về một tôi tớ ngay thẳng của Đức Chúa Trời lâm bệnh, Đa-vít viết: “Trong ngày tai-họa Đức Giê-hô-va sẽ giải-cứu người. Đức Giê-hô-va sẽ nâng-đỡ người tại trên giường rũ-liệt; trong khi người đau bịnh, Chúa sẽ cải-dọn cả giường người” (Thi 41:1, 3). Một lần nữa, hãy lưu ý lòng tin cậy của Đa-vít được diễn tả qua cụm từ “Đức Giê-hô-va sẽ”. Đa-vít chắc chắn rằng Đức Giê-hô-va sẽ giải cứu ông. Như thế nào?
13 Đa-vít không mong chờ Đức Giê-hô-va làm phép lạ và chữa ông khỏi bệnh. Thay vì thế, Đa-vít tin chắc rằng Đức Giê-hô-va sẽ “nâng-đỡ [ông]”, tức Ngài sẽ hỗ trợ và ban cho ông sức lực khi nằm trên giường bệnh. Đa-vít rất cần sự giúp đỡ đó. Ngoài căn bệnh làm yếu sức, ông còn bị những kẻ thù xung quanh nói những lời ác độc về ông (câu 5, 6). Có thể Đức Giê-hô-va đã ban sức cho Đa-vít bằng cách làm ông nhớ lại những lời an ủi. Điều đáng chú ý là Đa-vít nói: “Vì sự thanh-liêm tôi, Chúa nâng-đỡ tôi” (câu 12). Dù yếu sức và bị kẻ thù nói xấu, ông vẫn được Đức Giê-hô-va xem là người thanh liêm. Suy nghĩ về điều này cũng có thể giúp ông thêm nghị lực. Cuối cùng Đa-vít đã hồi phục. Biết Đức Giê-hô-va nâng đỡ những người đau ốm, chẳng phải chúng ta vững dạ hay sao?—2 Cô 1:3.
Được cung cấp nhu cầu vật chất
14, 15. Khi nào Đa-vít và những người của ông cần lương thực, và họ nhận được sự giúp đỡ nào?
14 Khi trở thành vua của Y-sơ-ra-ên, Đa-vít có thể thưởng thức cao lương mỹ vị và thậm chí mời nhiều người ăn chung bàn với ông (2 Sa 9:10). Tuy nhiên, Đa-vít cũng từng trải qua cảnh thiếu thốn. Khi Áp-sa-lôm âm mưu phản loạn và toan chiếm ngôi, Đa-vít cùng những người trung thành rời Giê-ru-sa-lem. Họ chạy đến xứ Ga-la-át ở phía đông sông Giô-đanh (2 Sa 17:22, 24). Vì phải sống trong cảnh chạy trốn, chẳng bao lâu sau Đa-vít và những người theo ông rất cần lương thực và nghỉ ngơi. Nhưng họ tìm đâu ra đồ ăn thức uống trong nơi hoang vắng như thế?
15 Cuối cùng, Đa-vít và những người theo 2 Sa-mu-ên 17:27-29). Lòng trung thành và sự hiếu khách đặc biệt của ba người này hẳn đã làm Đa-vít rất cảm động. Làm sao Đa-vít có thể quên được những gì họ đã làm cho ông!
ông đến thành Ma-ha-na-im. Ở đó, họ gặp ba người can đảm là Sô-bi, Ma-ki và Bát-xi-lai. Những người này sẵn sàng liều mạng sống để giúp đỡ vị vua được Đức Chúa Trời chỉ định, vì một khi Áp-sa-lôm đã nắm vương quyền, chắc hẳn hắn sẽ trừng trị nặng nề bất kỳ ai đã ủng hộ Đa-vít. Hiểu được cảnh khốn khó của Đa-vít và người của ông, ba thần dân trung thành này đã mang đến nhiều thứ cần thiết như: giường, lúa mì, lúa mạch, hột rang, đậu, mật ong, mỡ sữa và chiên. (Đọc16. Suy cho cùng ai đã cung cấp lương thực cho Đa-vít và những người theo ông?
16 Tuy nhiên, suy cho cùng ai đã cung cấp lương thực cho Đa-vít và những người theo ông? Đa-vít tin chắc rằng Đức Giê-hô-va chăm sóc dân sự Ngài. Có thể nói theo nghĩa bóng là Đức Giê-hô-va “rỉ tai” với các tôi tớ khác, thôi thúc họ giúp người đồng đạo trong lúc khó khăn. Khi hồi tưởng những gì đã xảy ra ở xứ Ga-la-át, chắc chắn Đa-vít cảm thấy lòng tử tế của ba người đó là biểu hiện của sự chăm sóc yêu thương của Đức Giê-hô-va. Gần cuối đời, Đa-vít viết: “Trước tôi trẻ, rày đã già, nhưng chẳng hề thấy người công-bình [kể cả ông] bị bỏ, hay là dòng-dõi người đi ăn-mày” (Thi 37:25). Khi biết rằng Đức Giê-hô-va luôn đáp ứng nhu cầu của tôi tớ Ngài, chẳng phải chúng ta an lòng sao?—Châm 10:3.
“[Đức Giê-hô-va] biết giải cứu những người tin kính”
17. Đức Giê-hô-va nhiều lần chứng minh điều gì?
17 Vào thời Kinh Thánh, Đa-vít chỉ là một trong nhiều người thờ phượng Đức Giê-hô-va được Ngài giải cứu. Kể từ thời Đa-vít, nhiều lần Đức Chúa Trời đã chứng minh lời của sứ đồ Phi-e-rơ là đúng: “Chúa biết giải cứu những người tin kính khỏi những thử thách” (2 Phi 2:9, Bản Dịch Mới). Hãy xem xét thêm hai trường hợp.
18. Vào thời vua Ê-xê-chia, Đức Giê-hô-va giải cứu các tôi tớ Ngài như thế nào?
18 Khi quân đội A-si-ri hùng mạnh xâm chiếm Giu-đa và đe dọa Giê-ru-sa-lem vào thế kỷ thứ tám TCN, vua Ê-xê-chia cầu nguyện: ‘Hỡi Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng tôi, xin Ngài cứu chúng tôi hầu cho mọi nước trên đất đều biết chỉ một mình Ngài là Đức Giê-hô-va!’ (Ê-sai 37:20). Mối quan tâm chính của Ê-xê-chia là danh và tiếng tăm của Đức Chúa Trời. Đức Giê-hô-va đã đáp lại lời cầu nguyện chân thành ấy. Chỉ trong một đêm, một thiên sứ đã giết 185.000 lính A-si-ri, giải cứu các tôi tớ trung thành của Đức Giê-hô-va.—Ê-sai 37:32, 36.
19. Nhờ làm theo lời cảnh báo nào, các tín đồ Đấng Christ vào thế kỷ thứ nhất đã thoát khỏi tai họa?
19 Chỉ ít ngày trước khi chết, Chúa Giê-su đã cho lời cảnh báo mang tính tiên tri vì lợi ích của các môn đồ Ngài ở xứ Giu-đê. (Đọc Lu-ca 21:20-22). Nhiều thập niên trôi qua mà không có gì xảy ra, nhưng đến năm 66 CN, dân Do Thái nổi loạn khiến quân La Mã đến vây thành Giê-ru-sa-lem. Quân đoàn của tướng Cestius Gallus đã thành công trong việc làm suy yếu một phần tường thành của đền thờ; sau đó họ đột nhiên rút lui. Nhận ra đây là cơ hội để thoát khỏi sự hủy diệt mà Chúa Giê-su đã báo trước, các tín đồ trung thành trốn lên núi. Năm 70 CN, quân La Mã đã trở lại. Lần này họ không rút lui và thành Giê-ru-sa-lem bị hủy phá hoàn toàn. Các tín đồ Đấng Christ làm theo lời cảnh báo của Chúa Giê-su đã thoát khỏi tai họa khủng khiếp ấy.—Lu 19:41-44.
20. Tại sao có thể tin cậy Đức Giê-hô-va là “Đấng giải-cứu” chúng ta?
20 Khi ngẫm nghĩ về những bằng chứng cho thấy Đức Giê-hô-va giúp đỡ dân Ngài, đức tin của chúng ta được củng cố. Những gì Ngài đã làm vào thời xưa cho chúng ta cơ sở để tin cậy. Dù phải đương đầu với thử thách nào ngày nay hoặc trong tương lai, chúng ta cũng có thể hoàn toàn tin cậy Đức Giê-hô-va là “Đấng giải-cứu”. Nhưng, Đức Giê-hô-va giải cứu chúng ta như thế nào? Còn về phần những người được đề cập nơi đầu bài, vấn đề của họ có kết cuộc ra sao? Chúng ta sẽ xem trong bài tới.
Bạn còn nhớ không?
• Qua bài Thi-thiên 70, chúng ta có lý do để tin chắc điều gì?
• Đa-vít được nâng đỡ thế nào trong lúc bị bệnh?
• Những trường hợp nào cho thấy Đức Giê-hô-va có thể giải cứu dân Ngài khỏi kẻ chống đối?
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 6]
Đức Giê-hô-va nhậm lời cầu nguyện của Ê-xê-chia