Hãy tiếp tục tập trung vào giải thưởng
Hãy tiếp tục tập trung vào giải thưởng
“Tôi nhắm mục-đích mà chạy, để giựt giải”.—PHI-LÍP 3:14.
1. Giải thưởng nào đặt ra cho sứ đồ Phao-lô?
Sứ đồ Phao-lô, cũng được gọi là Sau-lơ người Tạt-sơ, sinh ra trong một gia đình danh giá. Ông được thầy dạy luật nổi tiếng Ga-ma-li-ên dạy dỗ về tôn giáo của tổ tiên (Công 22:3). Theo quan điểm người đời, Phao-lô có sự nghiệp đầy triển vọng, nhưng ông đã từ bỏ tôn giáo mình và trở thành tín đồ Đấng Christ. Khi ấy, ông mong đợi giải thưởng là sự sống vĩnh cửu đã đặt ra cho ông: trở thành vua và thầy tế lễ bất tử trong Nước của Đức Chúa Trời, nước sẽ cai trị địa đàng.—Mat 6:10; Khải 7:4; 20:6.
2, 3. Phao-lô xem trọng giải thưởng được sống trên trời đến mức nào?
2 Để cho thấy mình xem trọng giải thưởng này đến mức nào, Phao-lô nói: “Vì cớ Đấng Christ, tôi đã coi sự lời cho tôi như là sự lỗ vậy. Tôi cũng coi hết thảy mọi sự như là sự lỗ, vì sự nhận-biết Đức Chúa Jêsus-Christ là quí hơn hết, Ngài là Chúa tôi, và tôi vì Ngài mà liều-bỏ mọi điều lợi đó. Thật, tôi xem những điều đó như rơm-rác” (Phi-líp 3:7, 8). Những điều mà nhiều người xem trọng là: địa vị, giàu sang, sự nghiệp và uy tín. Phao-lô xem những điều đó như rơm rác kể từ khi học biết lẽ thật về ý định của Đức Giê-hô-va dành cho nhân loại.
3 Kể từ đó, điều Phao-lô xem trọng nhất là sự hiểu biết quý báu về Đức Giê-hô-va và Chúa Giê-su. Về sự hiểu biết đó, Chúa Giê-su cầu nguyện Đức Chúa Trời: “Sự sống đời đời là nhìn biết Cha, tức là Đức Chúa Trời có một và thật, cùng Jêsus-Christ, là Đấng Cha đã sai đến” (Giăng 17:3). Phao-lô thành thật ước muốn đạt được sự sống vĩnh cửu, chúng ta thấy rõ điều này trong lời ông viết nơi Phi-líp 3:14: “Tôi nhắm mục-đích mà chạy, để giựt giải về sự kêu-gọi trên trời của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus-Christ”. Thật vậy, ông tập trung vào giải thưởng là sự sống mãi mãi trên trời, với tư cách là một thành viên trong Nước Trời.
Sống đời đời trên đất
4, 5. Giải thưởng nào đặt ra cho hàng triệu người làm theo ý muốn Đức Chúa Trời ngày nay?
4 Đối với đa số những người chọn làm theo ý muốn Đức Chúa Trời, giải thưởng mà họ cố gắng đạt được là sự sống đời đời trong thế giới mới của Ngài (Thi 37:11, 29). Chúa Giê-su xác nhận hy vọng ấy là chắc chắn. Ngài nói: “Phước cho những kẻ nhu-mì, vì sẽ hưởng được đất!” (Mat 5:5). Như được ám chỉ nơi Thi-thiên 2:8, Chúa Giê-su là đấng chính yếu được hưởng trái đất và cùng với ngài sẽ có 144.000 người cai trị ở trên trời (Đa 7:13, 14, 22, 27). Những người giống như chiên cũng “hưởng” trái đất theo nghĩa là họ sống trên đất dưới sự cai trị của Nước ‘đã sắm-sẵn cho họ từ khi dựng nên trời đất’ (Mat 25:34, 46). Chúng ta được bảo đảm rằng tất cả những điều này sẽ được ứng nghiệm vì Đức Chúa Trời, Đấng đã hứa những điều đó, “không thể nói dối” (Tít 1:2). Như Giô-suê, chúng ta có thể tin chắc các lời hứa của Đức Chúa Trời sẽ được ứng nghiệm. Ông bày tỏ niềm tin đó khi nói với dân Y-sơ-ra-ên những lời sau: “Trong các lời lành mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi đã phán về các ngươi, chẳng có một lời nào sai hết, thảy đều ứng-nghiệm cho các ngươi; thật chẳng một lời nào sai hết”.—Giô-suê 23:14.
5 Đời sống trong thế giới mới của Đức Chúa Trời sẽ không đầy nỗi thất vọng như hiện nay.
Đời sống lúc đó sẽ rất khác biệt: không có chiến tranh, tội ác, đói nghèo, bất công, bệnh tật và chết chóc. Người ta sẽ có sức khỏe hoàn toàn và sống trên một trái đất được biến thành địa đàng. Đời sống lúc đó sẽ vượt quá mọi sự mong đợi của chúng ta, đầy ý nghĩa và thỏa nguyện. Thật vậy, mỗi ngày sẽ rất khoái lạc hay vui sướng. Quả là một giải thưởng tuyệt vời!6, 7. (a) Chúa Giê-su cho thấy trước như thế nào về những điều chúng ta mong đợi sẽ xảy ra trong thế giới mới của Đức Chúa Trời? (b) Ngay cả những người đã chết sẽ có sự khởi đầu mới nào?
6 Qua thánh linh Đức Chúa Trời, khi sống trên đất Chúa Giê-su thực hiện những phép lạ để cho thấy trước các ân phước tuyệt vời trong tương lai sẽ diễn ra trên phạm vi rộng lớn hơn trong thế giới mới. Chẳng hạn, Chúa Giê-su truyền cho một người đàn ông bị liệt 38 năm bước đi. Kinh Thánh tường thuật rằng ông đứng dậy và đi. (Đọc Giăng 5:5-9). Một trường hợp khác, ngài gặp “một người mù từ thuở sanh ra” và chữa lành cho ông. Sau đó, người ta hỏi người đàn ông trước đây bị mù về người đã chữa lành cho ông. Ông trả lời: “Người ta chẳng bao giờ nghe nói có ai mở mắt kẻ mù từ thuở sanh ra. Nếu người nầy chẳng phải đến từ Đức Chúa Trời, thì không làm gì được hết” (Giăng 9:1, 6, 7, 32, 33). Chúa Giê-su có thể làm được những điều này là nhờ quyền năng Đức Chúa Trời ban. Bất cứ nơi nào Chúa Giê-su đến, ngài “chữa cho những kẻ cần được lành bịnh”.—Lu 9:11.
7 Chúa Giê-su không những chữa lành người bệnh và tàn tật mà ngài còn làm cho người chết sống lại. Chẳng hạn, cái chết của một bé gái 12 tuổi khiến cha mẹ em vô cùng đau khổ. Nhưng, Chúa Giê-su phán: ‘Hỡi con gái nhỏ, hãy chờ dậy’. Và em đã sống lại! Bạn có thể hình dung phản ứng của cha mẹ em và những người có mặt ở đó không? Họ “rất lấy làm lạ [“vui mừng khôn xiết”, NW]”. (Đọc Mác 5:38-42). Trong thế giới mới của Đức Chúa Trời, sẽ có nhiều niềm vui khi hàng tỉ người được sống lại, vì “sẽ có sự sống lại của người công-bình và không công-bình” (Công 24:15; Giăng 5:28, 29). Những người này sẽ có sự khởi đầu mới với triển vọng sống mãi mãi.
8, 9. (a) Trong Triều Đại Một Ngàn Năm, tội lỗi di truyền từ A-đam sẽ như thế nào? (b) Những người được sống lại chịu phán xét dựa trên điều gì?
8 Vậy, những người được sống lại có hy vọng. Họ sẽ không bị kết án về tội lỗi họ đã phạm trước khi chết (Rô 6:7). Trong Triều Đại Một Ngàn Năm của Chúa Giê-su, khi những lợi ích của giá chuộc được áp dụng, thần dân biết vâng lời của Nước Trời sẽ dần dần đạt đến tình trạng hoàn toàn. Cuối cùng họ sẽ thoát khỏi mọi ảnh hưởng của tội lỗi do A-đam truyền lại (Rô 8:21). Đức Giê-hô-va sẽ “nuốt sự chết đến đời đời. Chúa Giê-hô-va sẽ lau nước mắt khỏi mọi mặt” (Ê-sai 25:8). Lời Đức Chúa Trời cũng nói rằng “các sách thì mở ra”, ám chỉ những người sống vào thời điểm đó sẽ được biết những thông tin mới (Khải 20:12). Khi trái đất biến thành địa đàng, “dân-cư của thế-gian đều học sự công-bình”.—Ê-sai 26:9.
9 Những người được sống lại sẽ chịu phán xét, không dựa trên tội lỗi di truyền từ A-đam nhưng dựa trên những điều họ quyết định để làm. Khải-huyền 20:12 cho biết: “Những kẻ chết bị xử-đoán tùy công-việc mình làm [những việc làm của họ sau khi được sống lại], cứ như lời đã biên trong những sách ấy”. Thật là một minh họa tuyệt vời về sự công bình, thương xót và yêu thương của Đức Giê-hô-va! Ngoài ra, những điều đau buồn xảy đến cho họ trong thế gian trước kia “sẽ chẳng nhớ nữa, chẳng còn nhắc đến nữa” (Ê-sai 65:17). Với thông tin mới đầy khích lệ và một đời sống tràn đầy những sự tốt lành, họ sẽ không còn đau khổ bởi những điều xấu trong quá khứ. Họ không còn nhớ đến những vấn đề đó nữa (Khải 21:4). Điều này cũng áp dụng cho đám đông “vô-số người”, những người sống sót qua Ha-ma-ghê-đôn.—Khải 7:9, 10, 14.
10. (a) Đời sống trong thế giới mới của Đức Chúa Trời sẽ như thế nào? (b) Điều gì có thể giúp bạn tập trung vào giải thưởng?
10 Trong thế giới mới của Đức Chúa Trời, người ta sẽ không còn bị bệnh và chết nữa. Ê-sai 33:24). Cuối cùng, cư dân trên đất thức dậy mỗi buổi sáng với sức khỏe hoàn toàn, hăng hái chào đón một ngày mới tốt đẹp. Họ sẽ mong đợi làm công việc thỏa nguyện và kết hợp với những người thành thật quan tâm đến họ. Đời sống như thế quả là một giải thưởng tuyệt vời biết bao! Mời bạn mở Kinh Thánh và đọc lời tiên tri nơi Ê-sai 33:24 và 35:5-7. Hãy cố gắng hình dung mình ở trong đó. Điều này sẽ giúp bạn tập trung vào giải thưởng.
“Dân-cư sẽ không nói rằng: Tôi đau” (Một số người mất tập trung vào giải thưởng
11. Hãy miêu tả sự khởi đầu tốt đẹp trong triều đại của vua Sa-lô-môn.
11 Khi biết về giải thưởng, chúng ta phải nỗ lực để tiếp tục tập trung vào giải thưởng ấy vì chúng ta có thể mất tập trung. Chẳng hạn, khi Sa-lô-môn trở thành vua nước Y-sơ-ra-ên xưa, ông khiêm nhường cầu xin Đức Chúa Trời ban cho ông sự hiểu biết và khôn ngoan để đoán xét dân sự cách đúng đắn. (Đọc 1 Các Vua 3:6-12). Kinh Thánh cho biết: “Đức Chúa Trời ban cho Sa-lô-môn sự khôn-ngoan, sự thông-sáng rất cao”. Thật vậy, “sự khôn-ngoan của Sa-lô-môn trổi hơn sự khôn-ngoan của mọi người phương-đông, và sự khôn-ngoan của người Ê-díp-tô”.—1 Vua 4:29-32.
12. Đức Giê-hô-va đưa ra lời cảnh báo nào cho những vị vua tương lai của Y-sơ-ra-ên?
12 Tuy nhiên, trước đó Đức Giê-hô-va đã cảnh báo là bất kỳ ai lên ngôi vua “chẳng nên lo cho có nhiều ngựa” và “cũng không nên kén nhiều phi tần, e lòng người trở xấu-xa” (Phục 17:14-17). Việc có thêm nhiều ngựa cho thấy vua dựa vào sức mạnh quân sự để bảo vệ quốc gia thay vì nương cậy nơi Đức Giê-hô-va, Đấng Che Chở. Còn việc có nhiều vợ sẽ nguy hiểm vì một số người có thể đến từ các dân ngoại xung quanh và tham gia vào sự thờ phượng sai lầm. Những người vợ này có thể khiến vua từ bỏ sự thờ phượng thật của Đức Giê-hô-va.
13. Làm thế nào Sa-lô-môn mất tập trung vào những gì Đức Giê-hô-va đã ban cho ông?
1 Vua 4:26). Ông cũng có 700 vợ và 300 cung nữ, nhiều người trong số họ thuộc những dân ngoại sống gần đó. Những người này ‘dụ lòng vua đi theo các thần khác: Đối cùng Giê-hô-va Đức Chúa Trời mình, lòng vua chẳng trọn-lành’. Do ảnh hưởng của những người vợ thuộc dân ngoại, Sa-lô-môn đã tham gia vào việc thờ phượng sai lầm gớm ghiếc của các dân tộc ngoại giáo. Hậu quả là Đức Giê-hô-va phán rằng Ngài “sẽ đoạt lấy nước khỏi [Sa-lô-môn]”.—1 Vua 11:1-6, 11.
13 Vua Sa-lô-môn đã không vâng theo những lời cảnh báo ấy. Ông đã làm điều mà Đức Giê-hô-va nói cụ thể các vua không nên làm. Ông có hàng ngàn ngựa và lính kỵ (14. Sự không vâng lời của Sa-lô-môn và dân Y-sơ-ra-ên dẫn đến hậu quả nào?
14 Sa-lô-môn không còn tập trung vào đặc ân quý giá mà ông có là đại diện cho Đức Chúa Trời. Vua bắt đầu lún sâu vào sự thờ phượng sai lầm. Với thời gian, cả nước trở nên bội đạo và hậu quả là nước này bị hủy diệt vào năm 607 TCN. Ngay dù dân Do Thái khôi phục lại sự thờ phượng thật, nhưng nhiều thế kỷ sau đó Chúa Giê-su vẫn tuyên bố: “Nước Đức Chúa Trời sẽ cất khỏi các ngươi, và cho một dân khác là dân sẽ có kết-quả của nước đó”. Điều này đã thật sự xảy ra. Chúa Giê-su phán: “Nầy, nhà các ngươi sẽ bỏ hoang!” (Mat 21:43; 23:37, 38). Vì sự bất trung, dân tộc ấy đã đánh mất đặc ân to lớn là được đại diện cho Đức Chúa Trời. Vào năm 70 CN, quân đội La Mã đã phá hủy thành Giê-ru-sa-lem và đền thờ, nhiều người Do Thái còn sống sót thì bị bắt làm nô lệ.
15. Hãy nêu một số trường hợp về việc mất tập trung vào những điều thật sự quan trọng.
15 Giu-đa Ích-ca-ri-ốt là một trong 12 sứ đồ của Chúa Giê-su. Giu-đa đã nghe những lời giảng xuất sắc của Chúa Giê-su và chứng kiến các phép lạ ngài thực hiện với sự giúp đỡ của thánh linh Đức Chúa Trời. Thế nhưng, Giu-đa đã không gìn giữ lòng mình. Hắn được giao giữ túi tiền của Chúa Giê-su và 12 sứ đồ. Nhưng hắn “vốn là tay trộm-cắp, và giữ túi bạc, trộm lấy của người ta để ở trong” (Giăng 12:6). Hắn tham lam đến độ âm mưu với các thầy tế lễ cả, những kẻ giả hình, để phản bội Chúa Giê-su đổi lấy 30 miếng bạc (Mat 26:14-16). Một người khác đã mất tập trung là Đê-ma, bạn đồng hành của sứ đồ Phao-lô. Đê-ma cũng không gìn giữ lòng mình. Phao-lô nói: “Đê-ma đã lìa-bỏ ta rồi, tại người ham-hố đời nầy”.—2 Ti 4:10; đọc Châm-ngôn 4:23.
Bài học cho chúng ta
16, 17. (a) Quyền lực nào đang chống đối chúng ta, và nó mạnh đến mức nào? (b) Điều gì có thể giúp chúng ta đứng vững trước những thử thách mà Sa-tan gây ra?
16 Mọi tôi tớ của Đức Chúa Trời nên suy ngẫm sâu sắc những gương được ghi trong Kinh Thánh, vì Lời Ngài có nói: “Những sự ấy có nghĩa hình-bóng, và họ đã lưu-truyền để khuyên-bảo chúng ta là kẻ ở gần cuối-cùng các đời” (1 Cô 10:11). Ngày nay, chúng ta đang sống “ở gần cuối-cùng các đời”, tức những ngày sau rốt của hệ thống gian ác hiện tại.—2 Ti 3:1, 13.
17 Sa-tan Ma-quỉ, “chúa đời nầy”, biết rằng “thì-giờ mình còn chẳng bao nhiêu” (2 Cô 4:4; Khải 12:12). Hắn sẽ cố gắng hết sức dụ dỗ tôi tớ Đức Giê-hô-va hành động ngược lại với các nguyên tắc của tín đồ Đấng Christ. Sa-tan kiểm soát thế gian này, trong đó có các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, dân sự Đức Giê-hô-va có một điều mạnh hơn rất nhiều—“quyền năng phi thường” (2 Cô 4:7, Giờ Kinh Phụng Vụ *). Chúng ta có thể nương cậy nơi quyền năng này, quyền năng đến từ Đức Chúa Trời, để giúp chúng ta đứng vững trước bất cứ thử thách nào mà Sa-tan gây ra. Vì thế, chúng ta được khuyến khích phải luôn cầu nguyện, tin rằng Đức Giê-hô-va sẽ ‘ban thánh-linh cho người xin Ngài’.—Lu 11:13.
18. Chúng ta nên có thái độ nào đối với thế gian hiện tại?
18 Chúng ta cũng được vững mạnh nhờ biết rằng toàn bộ hệ thống của Sa-tan sẽ sớm bị hủy diệt, nhưng các tín đồ Đấng Christ chân chính sẽ sống sót. “Thế-gian với sự tham-dục nó đều qua đi, song ai làm theo ý-muốn của Đức Chúa Trời thì còn lại đời đời” (1 Giăng 2:17). Do đó, nếu một tôi tớ của Đức Chúa Trời nghĩ rằng có điều gì đó trong thế gian hiện tại có giá trị lâu dài hơn mối quan hệ với Đức Giê-hô-va thì quả là điều thiếu khôn ngoan! Thế gian dưới sự cai trị của Sa-tan giống như một chiếc tàu đang chìm. Hội thánh đạo Đấng Christ giống như một tàu cứu hộ mà Đức Giê-hô-va ban cho các tôi tớ trung thành của Ngài. Khi tiến về thế giới mới, họ có lòng tin chắc về lời hứa này: “Những kẻ làm ác sẽ bị diệt; còn kẻ nào trông-đợi Đức Giê-hô-va sẽ được đất làm cơ-nghiệp” (Thi 37:9). Vậy hãy tiếp tục tập trung vào giải thưởng tuyệt vời này!
[Chú thích]
^ đ. 17 Kể từ số Tháp Canh này, bản Tòa Tổng Giám Mục (viết tắt TTGM) sẽ được gọi là Các Giờ Kinh Phụng Vụ (viết tắt GKPV).
Bạn có nhớ không?
• Sứ đồ Phao-lô cảm thấy thế nào về giải thưởng đặt ra cho ông?
• Những người được sống đời đời trên đất sẽ chịu phán xét dựa trên điều gì?
• Ngày nay, đâu là đường lối khôn ngoan dành cho bạn?
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 12, 13]
Khi đọc Kinh Thánh, bạn có hình dung mình đạt được giải thưởng không?