Lòng trung kiên của bạn làm vui lòng Đức Giê-hô-va
Lòng trung kiên của bạn làm vui lòng Đức Giê-hô-va
“Hỡi con, khá khôn-ngoan, và làm vui lòng cha, để cha có thế đáp lại cùng kẻ nào sỉ-nhục cha”.—CHÂM 27:11.
1, 2. (a) Sách Gióp nói về thách thức nào mà Sa-tan nêu lên? (b) Điều gì cho thấy Sa-tan tiếp tục sỉ nhục Đức Giê-hô-va sau thời Gióp?
Đức Giê-hô-va cho phép Sa-tan thử thách lòng trung kiên của người tôi tớ trung thành Ngài là Gióp. Vì thế, Gióp mất gia súc, con cái và sức khỏe. Tuy nhiên, khi thách thức lòng trung kiên của Gióp, Sa-tan không chỉ nghĩ đến một mình ông mà còn nghĩ đến những người khác. Sa-tan tuyên bố: “Lấy da đền da, phàm vật chi một người có, tất sẽ trao thế cho mạng-sống mình”. Sự thách thức này nảy sinh vấn đề liên quan đến nhiều người hơn là chỉ một mình Gióp và vấn đề ấy vẫn kéo dài sau khi ông chết.—Gióp 2:4.
2 Khoảng 600 năm sau khi Gióp bị thử thách, Sa-lô-môn được soi dẫn để viết: “Hỡi con, khá khôn-ngoan, và làm vui lòng cha, để cha có thế đáp lại cùng kẻ nào sỉ-nhục cha” (Châm 27:11). Rõ ràng, vào lúc ấy Sa-tan vẫn thách thức Đức Giê-hô-va. Hơn nữa, trong một sự hiện thấy ban cho sứ đồ Giăng, ông thấy Sa-tan kiện cáo các tôi tớ của Đức Chúa Trời sau khi hắn bị đuổi khỏi trời. Điều đó đã xảy ra sau khi Nước Trời thành lập vào năm 1914. Thậm chí ngày nay là giai đoạn rất gần ngày cuối cùng của hệ thống gian ác này, Sa-tan vẫn thách thức lòng trung kiên của tôi tớ Đức Chúa Trời!—Khải 12:10.
3. Qua sách Gióp, chúng ta có thể rút ra những bài học quý giá nào?
3 Hãy xem ba bài học quan trọng mà chúng ta rút ra từ sách Gióp. Thứ nhất, thử thách mà Gióp chịu đựng cho biết kẻ thù thật sự của nhân loại và nguồn gây ra sự chống đối dân Đức Chúa Trời là Sa-tan Ma-quỉ. Thứ hai, dù gặp bất cứ thử thách nào, có mối quan hệ mật thiết với Đức Chúa Trời sẽ giúp chúng ta duy trì lòng trung kiên. Thứ ba, khi khó khăn xảy ra và qua cách nào đó chúng ta bị thử thách, Đức Chúa Trời giúp chúng ta chịu đựng như Ngài đã giúp đỡ Gióp. Ngày nay, Đức Giê-hô-va làm điều này qua Lời, tổ chức và thánh linh Ngài.
Hãy nhớ ai là kẻ thù thật sự
4. Ngày nay, ai chịu trách nhiệm về những tình trạng xảy ra trên thế giới?
4 Nhiều người không tin Sa-tan hiện hữu. Do đó, dù họ có thể lo sợ trước tình hình thế giới, họ không nhận ra nguyên nhân thật sự của các vấn đề là Sa-tan Ma-quỉ. Đúng là chính loài người phải chịu phần lớn trách nhiệm về những khốn khổ họ gặp phải. Tổ phụ đầu tiên của chúng ta là A-đam và Ê-va đã chọn đường lối độc lập khỏi Đấng Tạo Hóa. Kể từ đó, con cháu của họ đã hành động thiếu khôn ngoan. Tuy nhiên, chính Sa-tan đã lừa dối Ê-va để bà phản nghịch Đức Chúa Trời. Hắn tạo dựng một thế giới nằm dưới sự kiểm soát của hắn gồm những người bất toàn và dần đi đến cái chết. Vì Sa-tan là “chúa đời nầy” nên xã hội loài người biểu lộ những tính căn bản của hắn: kiêu ngạo, gây sự, ghen tị, tham lam, dối trá và hay chống đối (2 Cô 4:4; 1 Ti 2:14; 3:6; đọc Gia-cơ 3:14, 15). Những tính cách như thế đã gây ra những cuộc xung đột về chính trị và tôn giáo, hận thù, bại hoại cũng như nổi loạn, những điều này góp phần lớn vào sự khốn khổ của nhân loại.
5. Chúng ta muốn làm gì với kiến thức quý giá của mình?
5 Là tôi tớ Đức Giê-hô-va, chúng ta có được những kiến thức quý giá biết bao! Chúng ta hiểu ai chịu trách nhiệm về tình hình thế giới ngày càng tồi tệ. Vậy, chẳng phải điều này thúc đẩy chúng ta tham gia thánh chức để nói cho người khác biết ai là thủ phạm chính hay sao? Chúng ta không vui mừng sao khi đứng về phía Giê-hô-va Đức Chúa Trời và giải thích cho người khác biết làm thế nào Ngài sẽ hủy diệt Sa-tan và chấm dứt những đau khổ của nhân loại?
6, 7. (a) Ai chịu trách nhiệm về sự bắt bớ những người thờ phượng thật? (b) Làm thế nào chúng ta noi theo gương Ê-li-hu?
6 Sa-tan chịu trách nhiệm không chỉ về nhiều đau khổ trên thế gian mà còn sự chống đối mà dân Đức Chúa Trời gặp phải. Hắn quyết tâm thử thách chúng ta. Chúa Giê-su nói với sứ đồ Phi-e-rơ: “Hỡi Si-môn, Si-môn, nầy, quỉ Sa-tan đã đòi sàng-sảy ngươi như lúa mì” (Lu 22:31). Tương tự, bằng cách này hay cách khác, khi noi theo Chúa Giê-su, mỗi người chúng ta sẽ bị thử thách. Phi-e-rơ ví Sa-tan như ‘sư-tử rống, tìm-kiếm người nào nó có thể nuốt được’. Còn sứ đồ Phao-lô nói: “Hết thảy mọi người muốn sống cách nhân-đức trong Đức Chúa Jêsus-Christ, thì sẽ bị bắt-bớ”.—1 Phi 5:8; 2 Ti 3:12.
7 Khi bi kịch xảy đến cho một anh chị đồng đạo, chúng ta không nên kết luận rằng Đức Giê-hô-va chịu trách nhiệm về điều đó. Như chúng ta đã xem xét, Sa-tan là kẻ thù thật sự. Thay vì có khoảng cách với anh hay chị ấy, như những người an ủi giả dối vào thời Gióp, chúng ta nên hành động như Ê-li-hu, ông đã đối xử với Gióp như bạn thật. Chúng ta giúp đỡ anh chị chống lại kẻ thù chung là Sa-tan (Châm 3:27; 1 Tê 5:25). Mục tiêu của chúng ta là giúp anh chị đồng đạo duy trì lòng trung kiên dù bất cứ điều gì xảy ra, và như thế anh chị ấy làm vui lòng Đức Giê-hô-va.
8. Tại sao Sa-tan không thành công trong việc khiến Gióp ngưng tôn vinh Đức Giê-hô-va?
8 Điều đầu tiên Sa-tan gây ra cho Gióp là khiến ông mất gia súc. Những con vật này có giá trị, dường như chúng là phương tiện để ông sinh sống. Nhưng Gióp cũng dâng những con vật này làm của lễ. Sau khi giúp con cái có được vị thế thanh sạch, Gióp “thức-dậy sớm, dâng của-lễ thiêu tùy số chúng nó; vì người nói rằng: Dễ thường các con ta có phạm tội, và trong lòng từ-chối Đức Chúa Trời chăng. Gióp hằng làm như vậy” (Gióp 1:4, 5). Gióp đã đều đặn dâng thú vật làm của lễ cho Đức Giê-hô-va. Khi thử thách xảy ra, ông không dâng của lễ được nữa. Gióp không còn “tài-vật” để tôn vinh Đức Giê-hô-va (Châm 3:9). Nhưng ông vẫn có thể tôn vinh Đức Giê-hô-va qua lời nói, và ông đã làm thế!
Vun trồng mối quan hệ mật thiết với Đức Giê-hô-va
9. Tài sản quý nhất của chúng ta là gì?
9 Dù giàu hay nghèo, già hay trẻ, khỏe hay yếu, chúng ta có thể vun trồng mối quan hệ mật thiết với Đức Giê-hô-va. Dù chịu đựng bất cứ thử thách nào, có mối quan hệ gắn bó với Đức Chúa Trời sẽ giúp chúng ta duy trì lòng trung kiên và làm vui lòng Ngài. Ngay cả một số người có sự hiểu biết giới hạn về lẽ thật cũng có lập trường can đảm và giữ sự trung kiên.
10, 11. (a) Một chị Nhân Chứng đã phản ứng thế nào trước các thử thách về lòng trung kiên? (b) Làm thế nào kinh nghiệm của chị Valentina là một sự phản bác hùng hồn dành cho Sa-tan?
10 Hãy xem trường hợp của chị Valentina Garnovskaya, một trong nhiều Nhân Chứng Giê-hô-va ở Nga đã giữ lòng trung kiên trước những thử thách gay go như Gióp. Năm 1945, khi chị khoảng 20 tuổi, một anh đã làm chứng cho chị. Anh ấy trở lại viếng thăm chị hai lần nữa để nói về Kinh Thánh, nhưng sau đó chị không bao giờ gặp lại anh. Dù thế, chị Valentina bắt đầu rao giảng cho hàng xóm. Khi làm thế, chị đã bị bắt và bị tuyên án tám
năm trong trại giam. Năm 1953, chị được thả ra và ngay lập tức rao giảng trở lại. Chị bị bắt và bỏ tù lần nữa, lần này là mười năm. Sau nhiều năm ở một trại giam, chị chuyển đến trại khác. Ở đó có vài chị Nhân Chứng và họ có một bản Kinh Thánh. Một ngày nọ, một chị cho Valentina xem cuốn Kinh Thánh ấy. Quả là giây phút hào hứng! Hãy tưởng tượng, đó là cuốn Kinh Thánh duy nhất mà chị Valentina đã thấy kể từ khi anh Nhân Chứng rao giảng cho chị vào năm 1945!11 Năm 1967, chị Valentina được tự do và cuối cùng chị đã biểu trưng sự dâng mình cho Đức Giê-hô-va qua việc làm báp têm. Chị sốt sắng tận dụng sự tự do để tham gia thánh chức cho đến năm 1969. Tuy nhiên, năm ấy chị lại bị bắt và lần này bị kết án ba năm tù. Thế nhưng, chị Valentina tiếp tục rao giảng. Trước khi qua đời vào năm 2001, chị đã giúp 44 người học biết lẽ thật. Chị đã trải qua 21 năm ở trong tù và trại giam. Chị đã sẵn sàng từ bỏ mọi thứ, kể cả sự tự do, để giữ lòng trung kiên. Vào cuối đời, chị nói: “Tôi chưa bao giờ có nhà riêng. Tất cả tài sản của tôi nằm trong một chiếc va-li, nhưng tôi hạnh phúc và hài lòng khi phụng sự Đức Giê-hô-va”. Quả thật kinh nghiệm của chị Valentina là một sự phản bác hùng hồn dành cho Sa-tan, kẻ cho rằng người ta sẽ không giữ lòng trung thành với Đức Chúa Trời khi gặp thử thách! (Gióp 1:9-11). Chúng ta chắc chắn là chị đã làm vui lòng Đức Giê-hô-va và Ngài mong chờ lúc Ngài sẽ làm cho chị Valentina sống lại cùng với mọi người khác đã trung thành cho đến chết.—Gióp 14:15.
12. Tình yêu thương đóng vai trò nào trong mối quan hệ giữa chúng ta với Đức Giê-hô-va?
12 Tình bạn giữa chúng ta với Đức Giê-hô-va dựa trên tình yêu thương chúng ta dành cho Ngài. Chúng ta thán phục các đức tính của Đức Chúa Trời và cố hết sức để sống phù hợp với ý muốn Ngài. Ngược lại với những lời vu cáo của Sa-tan, chúng ta yêu thương Đức Giê-hô-va một cách tình nguyện và vô điều kiện. Tình yêu thương chân thành này giúp chúng ta giữ lòng trung kiên trước thử thách. Về phía Đức Giê-hô-va, Ngài sẽ “giữ-gìn đường của thánh-đồ Ngài”.—Châm 2:8; Thi 97:10.
13. Đức Giê-hô-va xem những gì chúng ta làm cho Ngài như thế nào?
13 Tình yêu thương thúc đẩy chúng ta tôn vinh danh Đức Giê-hô-va, cho dù chúng ta cảm thấy mình bị giới hạn. Ngài thấy động lực tốt của chúng ta và không đoán xét nếu chúng ta không thể làm được những gì mình muốn. Đối với Ngài, điều quan trọng không chỉ là những gì chúng ta thực hiện mà còn tại sao chúng ta làm điều đó. Dù buồn nản và đã chịu đựng nhiều thử thách, Gióp nói với những người vu cáo mình về lòng yêu mến của ông đối với đường lối Đức Giê-hô-va. (Đọc Gióp 10:12; 28:28). Trong chương cuối của sách Gióp, Đức Chúa Trời tỏ cơn giận của Ngài đối với Ê-li-pha, Binh-đát và Sô-pha vì họ không nói sự thật. Cùng lúc đó, Đức Giê-hô-va cho thấy Ngài chấp nhận Gióp qua việc bốn lần dùng cụm từ “kẻ tôi-tớ ta” và bảo Gióp cầu xin giùm cho những người an ủi giả dối (Gióp 42:7-9). Vậy, chúng ta cũng hãy hành động sao cho Đức Giê-hô-va chấp nhận chúng ta.
Đức Giê-hô-va giúp đỡ tôi tớ trung thành của Ngài
14. Đức Giê-hô-va giúp Gióp sửa lại quan điểm của ông như thế nào?
14 Dù bất toàn nhưng Gióp vẫn giữ lòng trung kiên. Đôi khi, dưới áp lực nặng nề, ông Gióp 10:7; 16:17; 30:20, 21). Tuy nhiên, Đức Giê-hô-va đã nhân từ giúp đỡ Gióp bằng cách đưa ra một loạt câu hỏi để Gióp không còn chú trọng đến mình nữa. Những câu hỏi đó cũng giúp ông thấy rõ hơn về uy quyền lớn lao của Ngài và sự nhỏ bé của con người. Gióp nhận lời chỉ bảo và sửa lại quan điểm mình.—Đọc Gióp 40:3; 42:2, 6.
có những quan điểm sai trái. Chẳng hạn, ông thưa cùng Đức Giê-hô-va: “Tôi kêu-la cùng Chúa, song Chúa chẳng đáp lời... [Chúa] lấy năng-lực tay Chúa mà rượt-đuổi tôi”. Ngoài ra, Gióp đã quá chú trọng đến việc bào chữa cho mình khi ông nói: “Tôi chẳng phải gian-ác” và “trong tay tôi không có sự hung-dữ, và lời cầu-nguyện tôi vốn tinh-sạch” (15, 16. Ngày nay, Đức Giê-hô-va giúp đỡ tôi tớ Ngài qua những cách nào?
15 Ngày nay, Đức Giê-hô-va cũng ban sự hướng dẫn nhân từ và lời khuyên cho tôi tớ Ngài. Bên cạnh đó, chúng ta hưởng được những lợi ích quan trọng. Chẳng hạn, Chúa Giê-su hy sinh mạng sống làm giá chuộc và đó là nền tảng để người ta được tha tội. Dựa trên căn bản của sự hy sinh đó, chúng ta có thể có mối quan hệ mật thiết với Đức Chúa Trời dù còn bất toàn (Gia 4:8; 1 Giăng 2:1). Khi đương đầu với thử thách, chúng ta cũng cầu xin Đức Chúa Trời ban thánh linh để giúp đỡ và thêm sức. Hơn nữa, chúng ta có trọn bộ Kinh Thánh và nếu đọc và suy ngẫm sách này, chúng ta tự trang bị để đối phó với những thử thách về đức tin. Việc học hỏi giúp chúng ta hiểu vấn đề về quyền cai trị hoàn vũ và lòng trung kiên của mỗi cá nhân.
16 Hơn nữa, chúng ta được lợi ích rất nhiều khi thuộc về đoàn thể anh em quốc tế, và Đức Giê-hô-va cung cấp đồ ăn thiêng liêng cho đoàn thể ấy qua “đầy-tớ trung-tín và khôn-ngoan” (Mat 24:45-47). Trong khoảng 100.000 hội thánh Nhân Chứng Giê-hô-va, các buổi nhóm họp được sắp đặt để hướng dẫn và làm chúng ta vững mạnh hầu đương đầu với những thử thách về đức tin mà mình có thể gặp phải. Điều này được thấy qua kinh nghiệm của em Sheila ở Đức, một Nhân Chứng trong độ tuổi thanh thiếu niên.
17. Hãy minh họa việc theo sát sự hướng dẫn của tổ chức Đức Giê-hô-va ngày nay là khôn ngoan.
17 Một ngày nọ ở trường học, lớp của Sheila tạm thời không có ai giám sát. Các bạn trong lớp quyết định thử chơi bảng cầu cơ. Sheila lập tức rời lớp học, và những gì em nghe sau đó khiến em vui vì đã quyết định đúng. Trong lúc đang chơi, một số học sinh cảm thấy có ma quỉ hiện diện và các em chạy hoảng loạn. Vậy, điều gì đã giúp Sheila quyết định nhanh chóng rời khỏi lớp? Em giải thích: “Trước sự việc này không lâu, có một bài thảo luận trong buổi nhóm họp tại Phòng Nước Trời nói về mối nguy hiểm của bảng cầu cơ. Vì thế, em biết điều mình phải làm. Em muốn làm Đức Giê-hô-va vui lòng như lời Kinh Thánh nơi Châm-ngôn 27:11”. Việc Sheila tham dự nhóm họp và chú ý lắng nghe chương trình thật hữu ích biết bao!
18. Bạn quyết tâm làm gì?
18 Mỗi người chúng ta hãy quyết tâm theo sát sự hướng dẫn của tổ chức Đức Chúa Trời. Bằng cách thường xuyên tham dự nhóm họp, đọc Kinh Thánh, học các ấn phẩm dựa trên Kinh Thánh, cầu nguyện, và kết hợp với các tín đồ thành thục, chúng ta nhận được sự hướng dẫn và hỗ trợ cần thiết. Đức Giê-hô-va muốn chúng ta chiến thắng, và Ngài tin rằng chúng ta sẽ tiếp tục trung thành. Quả là một đặc ân khi chúng ta được tôn vinh danh Đức Giê-hô-va, giữ lòng trung kiên và làm vui lòng Ngài!
Bạn có nhớ không?
• Sa-tan chịu trách nhiệm về những thử thách và tình trạng nào?
• Tài sản quý nhất của chúng ta là gì?
• Tình bạn giữa chúng ta với Đức Giê-hô-va dựa trên cơ sở nào?
• Ngày nay, Đức Giê-hô-va giúp đỡ chúng ta qua một số cách nào?
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 8]
Bạn có được thúc đẩy để chia sẻ kiến thức quý giá của mình không?
[Hình nơi trang 9]
Chúng ta có thể giúp anh chị đồng đạo giữ lòng trung kiên
[Hình nơi trang 10]
Chị Valentina sẵn sàng hy sinh mọi thứ để giữ lòng trung kiên