“Những người công-bình sẽ chói-rạng như mặt trời”
“Những người công-bình sẽ chói-rạng như mặt trời”
“Khi ấy, những người công-bình sẽ chói-rạng như mặt trời trong nước của Cha mình”.—MAT 13:43.
1. Chúa Giê-su dùng minh họa để giải thích những khía cạnh nào của Nước Trời?
Chúa Giê-su dùng nhiều minh họa hay dụ ngôn để giải thích những khía cạnh khác nhau của Nước Trời. Ngài “lấy lời ví-dụ mà phán những điều đó cùng đoàn dân, Ngài chẳng phán điều gì cùng họ mà không dùng lời ví-dụ” (Mat 13:34). Trong minh họa về việc gieo hạt giống lẽ thật của Nước Trời, Chúa Giê-su nhấn mạnh vai trò của tình trạng lòng một người khi nhận thông điệp, cũng như vai trò của Đức Giê-hô-va trong việc giúp người ấy tiến bộ về thiêng liêng (Mác 4:3-9, 26-29). Chúa Giê-su cũng minh họa về sự phát triển nổi bật của quyền lợi Nước Trời trên đất ngay cả khi sự phát triển ấy thường không dễ nhận ra lúc ban đầu (Mat 13:31-33). Ngoài ra, ngài còn nhấn mạnh rằng không phải tất cả những người hưởng ứng thông điệp Nước Trời đều xứng đáng là công dân nước ấy.—Mat 13:47-50. *
2. Trong minh họa của Chúa Giê-su về lúa mì và cỏ lùng, hạt giống tốt tượng trưng cho gì?
2 Tuy nhiên, một trong những minh họa của Chúa Giê-su tập trung vào việc thu nhóm những người sẽ cùng cai trị với ngài trong Nước Trời. Đó thường gọi là dụ ngôn về lúa mì và cỏ lùng được ghi lại nơi chương 13 của sách Ma-thi-ơ. Trong một minh họa khác, Chúa Giê-su cho chúng ta biết hạt giống được gieo là “đạo nước thiên-đàng”. Nhưng trong minh họa này, ngài cho biết giống tốt tượng trưng cho một điều khác: “con-cái nước thiên-đàng” (Mat 13:19, 38). Những người này không phải là công dân Nước Trời, nhưng thật ra là “con-cái”, tức người kế tự, của Nước Trời.—Rô 8:14-17; đọc Ga-la-ti 4:6, 7.
Minh họa về lúa mì và cỏ lùng
3. Người chủ trong minh họa phải đương đầu với vấn đề gì? Và ông đã quyết định thế nào?
3 Sau đây là minh họa: “Nước thiên-đàng giống như người kia gieo giống tốt trong ruộng mình. Nhưng đương khi người ta ngủ, thì kẻ thù chủ ruộng liền đến, gieo cỏ lùng vào trong lúa mì, rồi đi. Đến khi lúa mì lớn lên, và trổ bông, thì cỏ lùng cũng lòi ra. Các đầy-tớ của chủ nhà bèn đến thưa rằng: Thưa chủ, chủ không gieo giống tốt trong ruộng chủ sao? Vậy thì cỏ lùng bởi đâu mà ra? Chủ đáp rằng: Ấy là một kẻ thù đã làm điều đó. Các đầy-tớ thưa rằng: Vậy chủ có muốn chúng tôi đi nhổ cỏ đó chăng? Chủ rằng: Chẳng nên, e khi nhổ cỏ lùng, hoặc các ngươi nhổ lộn lúa mì đi chăng. Hãy để cho cả hai thứ cùng lớn lên cho đến mùa gặt; đến mùa gặt, ta sẽ dặn con gặt rằng: Trước hết hãy nhổ cỏ lùng, bó lại từng bó mà đốt đi; song hãy thâu-trữ lúa mì vào kho ta”.—Mat 13:24-30.
4. (a) Người đàn ông trong minh họa là ai? (b) Khi nào và làm thế nào Chúa Giê-su bắt đầu việc gieo hạt giống?
4 Người gieo giống tốt trong ruộng mình là ai? Chúa Giê-su cho biết câu trả lời khi ngài giải thích với các môn đồ: “Kẻ gieo Mat 13:37). Chúa Giê-su, tức “Con người”, đã cày xới đất chuẩn bị cho việc trồng trọt suốt ba năm rưỡi làm thánh chức trên đất (Mat 8:20; 25:31; 26:64). Rồi đến Lễ Ngũ Tuần năm 33 CN trở về sau, ngài bắt đầu gieo giống tốt—“con-cái nước thiên-đàng”. Dường như việc gieo giống này diễn ra khi Chúa Giê-su, với tư cách là đại diện của Đức Giê-hô-va, bắt đầu đổ thánh linh trên các môn đồ, nhờ thế họ được chọn làm con của Đức Chúa Trời * (Công 2:33). Hạt giống tốt phát triển thành cây lúa mì. Vì thế, mục tiêu của việc gieo giống tốt là để cuối cùng, thu nhóm đủ số người sẽ trở thành người kế tự và đồng cai trị với Chúa Giê-su trong nước ngài.
giống tốt, là Con người” (5. Trong minh họa, kẻ thù là ai và cỏ lùng tượng trưng cho ai?
5 Kẻ thù là ai và cỏ lùng là ai? Chúa Giê-su cho chúng ta biết kẻ thù “là ma-quỉ”. Cỏ lùng được miêu tả là “con-cái quỉ dữ” (Mat 13:25, 38, 39). Theo nghĩa đen, cỏ lùng mà Chúa Giê-su ám chỉ rất có thể là cỏ lồng vực. Loại cỏ độc hại này rất giống với lúa mì khi còn non. Thật là một hình ảnh thích hợp với tín đồ Đấng Christ giả hiệu, những người xưng mình là con cái Nước Trời nhưng không sinh ra bông trái chân thật! Những môn đồ giả hình tự cho mình theo Chúa Giê-su thật ra thuộc về “dòng-dõi” của Sa-tan Ma-quỉ.—Sáng 3:15.
6. Khi nào cỏ lùng bắt đầu xuất hiện, và “người ta ngủ” vào lúc đó như thế nào?
Mat 13:25). Đó là khi nào? Chúng ta tìm được câu trả lời trong thư sứ đồ Phao-lô viết cho các trưởng lão ở thành Ê-phê-sô: “Tôi biết rằng sau khi tôi đi, sẽ có muông-sói dữ-tợn xen vào trong vòng anh em, chẳng tiếc bầy đâu; lại giữa anh em cũng sẽ có những người nói lời hung-ác dấy lên, ráng sức dỗ môn-đồ theo họ” (Công 20:29, 30). Ông tiếp tục khuyên các trưởng lão ấy tỉnh thức về mặt thiêng liêng. Sau khi các sứ đồ—những người “ngăn-trở” sự bội đạo—ngủ trong sự chết, nhiều tín đồ Đấng Christ đã ngủ về phương diện thiêng liêng. (Đọc 2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:3, 6-8 *). Đó là lúc sự bội đạo bắt đầu lan rộng.
6 Khi nào những môn đồ như cỏ lùng này xuất hiện? Chúa Giê-su nói: “Đương khi người ta ngủ” (7. Có phải một số lúa mì đã trở thành cỏ lùng không? Xin giải thích.
7 Chúa Giê-su không nói lúa mì sẽ trở thành cỏ lùng, nhưng cỏ lùng đã được gieo vào giữa lúa mì. Vì thế, minh họa này không nói đến những tín đồ Đấng Christ chân chính từ bỏ lẽ thật. Thay vì vậy, minh họa cho thấy nỗ lực của Sa-tan cố ý hủy hoại hội thánh tín đồ Đấng Christ bằng cách đưa người ác vào hội thánh. Sự bội đạo đã quá rõ ràng vào thời sứ đồ cuối cùng là Giăng, khi ông đã cao tuổi.—2 Phi 2:1-3; 1 Giăng 2:18.
“Hãy để cho cả hai thứ cùng lớn lên cho đến mùa gặt”
8, 9. (a) Tại sao các môn đồ Chúa Giê-su hiểu được chỉ dẫn của người chủ? (b) Việc lúa mì và cỏ lùng cùng lớn lên được ứng nghiệm thế nào?
8 Các đầy tớ của người chủ thông báo tình hình và hỏi: “Vậy chủ có muốn chúng tôi đi nhổ [cỏ lùng] chăng?” (Mat 13:27, 28). Câu trả lời có thể khiến chúng ta ngạc nhiên. Ông bảo họ hãy để lúa mì và cỏ lùng cùng lớn lên cho đến mùa gặt. Các môn đồ Chúa Giê-su hiểu được tại sao người chủ chỉ dẫn như thế. Họ biết thật khó phân biệt giữa lúa mì và cỏ lùng hoặc cỏ lồng vực. Những môn đồ có kinh nghiệm về nghề nông cũng biết rễ của cỏ lồng vực thường bện với rễ của lúa mì *. Không ngạc nhiên gì khi người chủ bảo các đầy tớ phải chờ đợi!
9 Tương tự thế, suốt nhiều thế kỷ, cỏ lùng đã lan tràn từ các giáo phái của Ky-tô giáo—thoạt tiên là Công giáo La Mã và Chính Thống giáo, rồi sau đó trong nhiều nhóm Tin Lành. Cùng thời gian đó, một số hạt giống lúa mì thật đã được gieo trên khắp thế giới. Người chủ trong minh họa đã kiên nhẫn chờ đợi suốt khoảng thời gian hai loại cây này lớn lên cho đến mùa gặt.
Mùa gặt đã được mong chờ từ lâu
10, 11. (a) Khi nào là mùa gặt? (b) Lúa mì theo nghĩa tượng trưng được mang vào kho của Đức Giê-hô-va như thế nào?
10 Chúa Giê-su nói với chúng ta: “Mùa gặt, là ngày tận-thế [“thời kỳ cuối cùng của thế gian này”, NW]; con gặt, là các thiên-sứ” (Mat 13:39). Trong những ngày cuối cùng của hệ thống gian ác này, có sự phân chia: Con cái Nước Trời được thu nhóm và tách khỏi những kẻ giống cỏ lùng. Sứ đồ Phi-e-rơ nói về điều này như sau: “Thời-kỳ đã đến, là khi sự phán-xét sẽ khởi từ nhà Đức Chúa Trời; vả, nếu khởi từ chúng ta, thì sự cuối-cùng của những kẻ chẳng vâng theo [tin mừng] Đức Chúa Trời sẽ ra thế nào?”.—1 Phi 4:17.
Ma-thi-ơ 13:30, Bản Diễn Ý). Nhưng lúa mì theo nghĩa tượng trưng được mang vào kho của Đức Giê-hô-va như thế nào? Những người này hoặc trở thành một phần của hội thánh tín đồ Đấng Christ—tổ chức đẩy mạnh sự thờ phượng thanh sạch và là nơi họ nhận được ân phước cũng như sự che chở của Đức Chúa Trời—hoặc là họ nhận được phần thưởng trên trời.
11 Không lâu sau “thời kỳ cuối cùng của thế gian này” bắt đầu, sự phán xét đã đến với những người xưng mình là môn đồ chân chính của Chúa Giê-su—những người có thể là “con-cái nước thiên-đàng” hoặc “con-cái quỉ dữ”. Vào đầu mùa gặt, “trước hết” Ba-by-lôn Lớn sụp đổ, và “rồi” lúa mì được thu hoạch, tức con cái của Nước Trời được thu nhóm (12. Mùa gặt kéo dài bao lâu?
12 Sự phán xét ấy kéo dài bao lâu? Chúa Giê-su đã nói đến “mùa gặt”, và mùa thì thường kéo dài một khoảng thời gian (Khải 14:15, 16). Vì thế, sự phán xét trên mỗi người được xức dầu sẽ tiếp tục diễn ra trong thời kỳ cuối cùng, cho đến khi họ được đóng ấn lần cuối.—Khải 7:1-4.
13. Cỏ lùng gây vấp phạm qua cách nào? Và họ làm điều ác như thế nào?
13 Ai sẽ bị loại khỏi Nước Trời? Họ là “cớ gây vấp phạm” và làm điều ác như thế nào? (Mat 13:41, An Sơn Vị). Hàng giáo phẩm được ví như cỏ lùng của khối đạo xưng theo Đấng Christ đã làm lầm lạc hàng triệu người qua bao thế kỷ. Họ làm thế bằng cách dạy dỗ những điều gây ô danh Đức Chúa Trời, là “cớ gây vấp phạm”, chẳng hạn như giáo lý về hình phạt đời đời nơi hỏa ngục cũng như giáo lý Chúa Ba Ngôi mầu nhiệm và gây hoang mang. Nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo đã để lại gương xấu cho giáo dân qua việc kết bạn với thế gian, tức tà dâm về mặt thiêng liêng, và trong một số trường hợp, họ có hạnh kiểm vô luân trắng trợn (Gia 4:4). Ngoài ra, khối đạo xưng theo Đấng Christ ngày càng dung túng “việc tà-ác” hay đời sống phóng đãng của giáo dân. (Đọc Giu-đe 4). Bất chấp những điều như thế, họ vẫn ra vẻ sùng đạo và thánh thiện. Con cái Nước Trời thật vui mừng biết bao khi được tách biệt khỏi ảnh hưởng của cỏ lùng và các giáo lý sai lầm gây vấp phạm!
14. Những kẻ như cỏ lùng khóc lóc và nghiến răng như thế nào?
14 Những kẻ như cỏ lùng “khóc-lóc và nghiến răng” như thế nào? (Mat 13:42). “Con-cái quỉ dữ” bị đau đớn vì “con-cái nước thiên-đàng” đã vạch trần tình trạng thiêng liêng độc hại của chúng. Hơn nữa, chúng than khóc vì không còn được giáo dân ủng hộ như trước, và mất quyền kiểm soát trên họ.—Đọc Ê-sai 65:13, 14.
15. Những kẻ như cỏ lùng sẽ bị đốt trong lửa theo nghĩa nào?
15 Cỏ lùng bị nhổ và đốt trong lửa theo nghĩa nào? (Mat 13:40). Điều này ám chỉ kết cục của cỏ lùng. Việc bị quăng vào lò lửa theo nghĩa bóng cho thấy chúng sẽ bị hủy diệt đời đời (Khải 20:14; 21:8). Những tín đồ Đấng Christ giả hiệu như cỏ lùng sẽ bị loại trừ trong “hoạn-nạn lớn”.—Mat 24:21.
Họ “sẽ chói-rạng như mặt trời”
16, 17. Ma-la-chi tiên tri gì về đền thờ của Đức Chúa Trời? Và điều này bắt đầu được ứng nghiệm như thế nào?
16 Khi nào những người như lúa mì sẽ “chói-rạng như mặt trời”? (Mat 13:43). Nói về việc làm sạch đền thờ của Đức Chúa Trời, Ma-la-chi tiên tri: “Chúa mà các ngươi tìm-kiếm sẽ thình-lình vào trong đền-thờ Ngài” cùng với “thiên-sứ của sự giao-ước mà các ngươi trông-mong”. Ông nói tiếp: “Nầy, Ngài đến, Đức Giê-hô-va vạn-quân phán vậy. Nhưng ai sẽ đương nổi ngày Ngài đến, và ai đứng được khi Ngài hiện ra? Vì Ngài giống như lửa của thợ luyện, như tro thợ giặt. Ngài sẽ ngồi như kẻ luyện bạc và làm cho sạch; Ngài sẽ chùi các con trai Lê-vi, làm cho chúng nó sạch như vàng và bạc; chúng nó sẽ dâng của-lễ cho Đức Giê-hô-va trong sự công-bình”.—Mal 3:1-3.
17 Thời hiện đại, lời tiên tri này dường như đã bắt đầu ứng nghiệm vào năm 1918 khi Đức Giê-hô-va, cùng với “thiên-sứ của sự giao-ước” là Chúa Giê-su, thanh tra đền thờ thiêng liêng. Ma-la-chi cho chúng ta biết điều gì xảy ra khi công việc làm sạch đền thờ hoàn tất. Ông nói: “Các ngươi sẽ trở lại và sẽ phân-biệt giữa kẻ công-bình và kẻ gian-ác, giữa kẻ hầu-việc Đức Chúa Trời và kẻ không hầu-việc Ngài” (Mal 3:18). Trong giai đoạn đó, các tín đồ Đấng Christ chân chính được hồi sức và gia tăng hoạt động. Điều này cho thấy mùa gặt đã bắt đầu.
18. Đa-ni-ên báo trước điều gì sẽ xảy ra trong thời kỳ chúng ta?
18 Nhà tiên tri Đa-ni-ên nói về thời kỳ chúng ta khi ông báo trước: “Những kẻ khôn-sáng sẽ được rực-rỡ như sự sáng trên vòng khung; và những kẻ dắt-đem nhiều người về sự công-bình sẽ sáng-láng như các ngôi sao đời đời mãi mãi” (Đa 12:3). Ai là những người sẽ chiếu sáng rực rỡ như thế? Không ai khác hơn là các tín đồ Đấng Christ được xức dầu, lúa mì thật mà Chúa Giê-su ám chỉ trong minh họa về lúa mì và cỏ lùng! Đám đông những người như chiên ngày càng gia tăng đã nhận thấy rõ các tín đồ Đấng Christ giả hiệu như cỏ lùng đã bị “nhổ”. Khi gắn bó với dân Y-sơ-ra-ên thiêng liêng còn sót lại, những thần dân tương lai của Nước Trời cũng để sự sáng của họ chiếu rạng trong thế gian tối tăm này.—Xa 8:23; Mat 5:14-16; Phi-líp 2:15.
19, 20. “Con-cái nước thiên-đàng” nôn nóng chờ đợi điều gì? Và chúng ta sẽ thảo luận gì trong bài tiếp theo?
19 Ngày nay, “con-cái nước thiên-đàng” nôn nóng chờ đợi phần thưởng vinh hiển trên trời (Rô 8:18, 19; 1 Cô 15:53; Phi-líp 1:21-24). Tuy nhiên, cho đến lúc ấy, “con-cái nước thiên-đàng” vẫn phải trung thành, tiếp tục chiếu sáng và rõ ràng khác biệt với “con-cái quỉ dữ” (Mat 13:38; Khải 2:10). Chúng ta thật vui mừng biết bao khi có đặc ân thấy kết quả của việc “nhổ” cỏ lùng theo nghĩa tượng trưng trong thời kỳ này!
20 Nhưng có mối liên hệ nào giữa con cái Nước Trời và đám đông đang gia tăng, tức những người có hy vọng sống đời đời trên đất với tư cách là thần dân Nước Trời? Bài tiếp theo sẽ giải đáp câu hỏi này.
[Chú thích]
^ đ. 1 Để biết thêm chi tiết về các minh họa này, xin xem Tháp Canh số ra ngày 15-7-2008, trang 12-21.
^ đ. 4 Trong minh họa này, việc gieo hạt giống không tượng trưng cho công việc rao giảng và đào tạo môn đồ. Công việc rao giảng vào thời đó dẫn những người mới vào hội thánh, những người sau này được xức dầu. Chúa Giê-su không nói giống tốt được gieo trong ruộng “sẽ trở thành con-cái nước thiên đàng” nhưng nói họ “là con-cái nước thiên đàng”. Vì vậy, việc gieo giống muốn nói đến việc xức dầu những “con-cái nước thiên-đàng” từ giữa cánh đồng thế gian.
^ đ. 6 Trong nguyên ngữ, từ được dịch ở đây là “sự bỏ đạo” có thể dùng cho cả hai hạng người: (1) những người từng là tín đồ Đấng Christ chân chính nhưng đã bỏ đạo; (2) những tín đồ Đấng Christ giả hiệu do Ma-quỉ gieo vào hội thánh.
^ đ. 8 Rễ của cỏ lồng vực bện chặt với rễ của lúa mì đến nỗi nếu nhổ cỏ lồng vực trước mùa gặt, thì sẽ bị thất thu vụ lúa mì.—Xin xem sách Thông hiểu Kinh Thánh (Insight on the Scriptures), tập 1, trang 1178.
Bạn còn nhớ không?
Trong minh họa của Chúa Giê-su về lúa mì và cỏ lùng, những hình ảnh này có nghĩa gì?
• Giống tốt
• Người gieo giống
• Việc gieo giống
• Kẻ thù
• Cỏ lùng
• Mùa gặt
• Kho
• Việc khóc lóc và nghiến răng
• Lò lửa
[Câu hỏi thảo luận]
[Lời chú thích nơi trang 20]
Lễ Ngũ Tuần năm 33 CN đánh dấu việc bắt đầu gieo giống tốt
[Lời chú thích nơi trang 23]
Lúa mì theo nghĩa tượng trưng giờ đây đang được mang vào kho của Đức Giê-hô-va
[Nguồn tư liệu]
Pictorial Archive (Near Eastern History) Est