Đừng tự lừa mình bằng lý luận sai lầm
Đừng tự lừa mình bằng lý luận sai lầm
Sau khi Ê-va ăn trái cấm, Đức Chúa Trời hỏi bà: “Ngươi có làm điều chi vậy?”. Bà đáp: “Con rắn dỗ-dành tôi và tôi đã ăn rồi” (Sáng 3:13). Sa-tan, con rắn xảo quyệt khiến Ê-va bất tuân với Đức Chúa Trời, sau này được gọi là “con rắn xưa... dỗ-dành cả thiên-hạ”.—Khải 12:9.
Lời tường thuật này của Sáng-thế Ký miêu tả Sa-tan là kẻ xảo quyệt, thêu dệt lời nói dối nhằm lừa gạt người thiếu cảnh giác. Ê-va đã bị lừa. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ rằng Sa-tan là kẻ duy nhất có thể lừa gạt chúng ta. Kinh Thánh cũng cảnh báo về mối nguy hiểm của việc “lừa-dối mình” bằng những lý luận sai lầm.—Gia 1:22.
Ý nghĩ tự lừa mình dường như là điều khó có thể xảy ra hoặc thậm chí không thể nào xảy ra. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời cho lời cảnh báo này hẳn có lý do. Vì thế, hãy xem xét chúng ta có thể tự lừa mình như thế nào và những lý luận sai lầm nào có thể làm chúng ta lầm lạc. Một trường hợp trong Kinh Thánh sẽ giúp chúng ta.
Học từ trường hợp của những người tự lừa mình
Vào khoảng năm 537 TCN, Si-ru Đại Đế của Phe-rơ-sơ ra chiếu chỉ là người Do Thái bị lưu đày ở Ba-by-lôn được trở về Giê-ru-sa-lem và xây lại đền thờ (E-xơ-ra 1:1, 2). Năm sau, theo ý định của Đức Giê-hô-va, dân sự đặt nền cho đền thờ mới. Những người trở về vui mừng và ca ngợi Đức Giê-hô-va vì Ngài đã ban phước cho bước khởi đầu của công trình quan trọng này (E-xơ-ra 3:8, 10, 11). Nhưng không lâu sau, việc tái thiết đền thờ gặp sự chống đối và dân sự nản lòng (E-xơ-ra 4:4). Khoảng 15 năm sau khi họ trở về, các nhà cầm quyền Phe-rơ-sơ cấm tất cả công việc xây dựng ở Giê-ru-sa-lem. Để thi hành lệnh cấm, các quan của vùng đến Giê-ru-sa-lem “lấy năng-lực và cường-quyền khiến [người Do Thái] ngưng công-việc”.—E-xơ-ra 4:21-24.
Trước trở ngại lớn lao này, những người Do Thái tự lừa mình bằng lý luận sai lầm. Họ tự nhủ: “Thì-giờ chưa đến, tức là thì-giờ xây lại nhà Đức Giê-hô-va” (A-ghê 1:2). Họ kết luận rằng Đức Chúa Trời không muốn đền thờ được xây lại ngay. Thay vì tìm cách để thực hiện ý muốn Ngài, họ bỏ nhiệm vụ Ngài giao và chú tâm vào việc sửa sang nhà riêng. Nhà tiên tri của Đức Chúa Trời là A-ghê đã thẳng thắn hỏi họ: “Nay có phải là thì-giờ các ngươi ở trong nhà có trần ván, khi nhà nầy [đền thờ của Đức Giê-hô-va] hoang-vu sao?”.—A-ghê 1:4.
Bạn có thấy bài học trong trường hợp này không? Có cái nhìn sai về thời điểm của ý định Đức Chúa Trời có thể khiến chúng ta không còn thấy tầm quan trọng của các hoạt động thiêng liêng và bị phân tâm bởi quyền lợi cá nhân. Để minh họa, hãy hình dung bạn đang chờ khách đến. Vì biết trước khách sẽ đến, có lẽ bạn làm nhiều việc cần thiết trong nhà để chuẩn bị cho họ ở lại. Tuy nhiên, bạn nghe tin là khách đến trễ. Liệu bạn có bỏ việc chuẩn bị không?
Hãy nhớ lại rằng A-ghê và Xa-cha-ri đã giúp người Do Thái hiểu là Đức Giê-hô-va vẫn muốn đền thờ được tái thiết không chậm trễ. A-ghê khuyến khích: “Cả dân-sự trong đất... khá can-đảm, và hãy làm việc” A-ghê 2:4). Họ cần tiếp tục công việc đang làm, tin cậy thánh linh Đức Chúa Trời sẽ hỗ trợ họ (Xa 4:6, 7). Trường hợp này có giúp chúng ta tránh những kết luận sai lầm về ngày của Đức Giê-hô-va không?—1 Cô 10:11.
(Thay thế lý luận sai lầm bằng lập luận hợp lý
Trong lá thư thứ hai, sứ đồ Phi-e-rơ nói về thời gian biểu của Đức Giê-hô-va trong việc thiết lập “trời mới đất mới” (2 Phi 3:13). Ông nhận thấy một số kẻ chế giễu đã nghi ngờ rằng Đức Chúa Trời không bao giờ can thiệp vào vấn đề của con người. Họ sai lầm cho rằng sẽ không có chuyện gì xảy ra, rằng “muôn vật vẫn còn nguyên như lúc bắt đầu sáng-thế” (2 Phi 3:4). Phi-e-rơ muốn bác bỏ lối lý luận sai lầm này. Ông viết: “Tôi tìm cách làm cho nhớ lại để giục lòng lành trong anh em”. Ông nhắc các tín đồ Đấng Christ nhớ rằng những kẻ chế giễu đã sai. Trước đó Đức Chúa Trời đã can thiệp vào vấn đề của nhân loại, giáng trận lụt toàn cầu.—2 Phi 3:1, 5-7.
Vào năm 520 TCN, A-ghê cũng đưa ra lời khuyến khích tương tự với những người Do Thái nản lòng và ngưng công việc. Ông khuyên họ: “Các ngươi khá xem-xét đường-lối mình” (A-ghê 1:5). Để khuyến khích những người đồng hương suy nghĩ, ông nhắc họ nhớ về ý định và lời hứa của Đức Chúa Trời về dân Ngài (A-ghê 1:8; 2:4, 5). Không lâu sau đó, công việc xây cất đã bắt đầu lại, bất chấp lệnh cấm của các quan. Một lần nữa, những kẻ chống nghịch cố gắng phá hỏng chương trình xây cất, nhưng họ đã thất bại. Lệnh cấm đã bị bãi bỏ, và trong 5 năm đền thờ được hoàn tất.—E-xơ-ra 6:14, 15; A-ghê 1:14, 15.
Xem xét đường lối chúng ta
Như người Do Thái vào thời A-ghê, chúng ta có nản lòng trước khó khăn không? Nếu điều đó xảy ra, chúng ta có thể thấy khó duy trì lòng sốt sắng trong công việc rao giảng tin mừng. Nhưng điều gì có thể khiến chúng ta nản lòng? Có lẽ chúng ta thấy mình phải chịu đựng sự bất công trong thế gian này. Hãy nghĩ đến Ha-ba-cúc, người đã hỏi: “Con phải kêu van đến bao giờ Ngài mới chịu nghe? Con phải kêu lên: “Chúa ơi! bạo ngược!” cho đến khi nào Ngài mới giải cứu?” (Ha 1:2, Bản Dịch Mới). Vì nghĩ rằng ngày của Đức Chúa Trời bị trì hoãn, một tín đồ có thể mất tinh thần khẩn trương và đặt cuộc sống thoải mái lên hàng ưu tiên. Bạn có trong trường hợp đó không? Nếu có lối lý luận đó, chúng ta đang tự lừa mình. Thật quan trọng biết bao khi lắng nghe lời khuyên của Kinh Thánh là “khá xem-xét đường-lối mình” và phát huy khả năng suy luận! Chúng ta nên tự hỏi: “Tôi có ngạc nhiên khi thế gian hung ác này tồn tại lâu hơn tôi nghĩ không?”.
Một giai đoạn Kinh Thánh báo trước
Hãy xem lời Chúa Giê-su nói về sự kết liễu của thế gian này. Trong tường thuật của Mác 13:33-37). Chúng ta cũng thấy lời cảnh báo tương tự trong lời tiên tri miêu tả về ngày lớn của Đức Giê-hô-va tại trận chiến Ha-ma-ghê-đôn (Khải 16:14-16). Tại sao lời cảnh báo này được lặp lại? Khi việc chờ đợi dường như kéo dài khiến người ta có thể mất tinh thần tỉnh thức, thì rất cần những lời cảnh báo như thế.
Mác, lời Chúa Giê-su tiên tri về thời kỳ cuối cùng nhiều lần khuyến khích chúng ta tỉnh thức (Chúa Giê-su minh họa việc chúng ta cần tiếp tục cảnh giác khi chờ đợi sự cuối cùng của thế gian. Ngài nói đến một chủ nhà đã bị mất trộm. Lẽ ra ông phải làm gì để khỏi bị trộm? Ông nên thức suốt đêm. Chúa Giê-su kết thúc minh họa bằng lời khuyên này: “Hãy chực cho sẵn, vì Con người sẽ đến trong giờ các ngươi không ngờ”.—Mat 24:43, 44.
Minh họa này cho thấy chúng ta phải sẵn sàng chờ đợi, thậm chí trong một thời gian khá dài. Chúng ta không nên quá lo rằng thế gian hung ác này tồn tại lâu hơn mình nghĩ. Cũng không nên tự lừa mình bằng lý luận sai lầm rằng ‘thì-giờ của Đức Giê-hô-va chưa đến’. Lối suy nghĩ đó sẽ làm chúng ta giảm lòng sốt sắng trong công việc rao giảng tin mừng Nước Trời.—Rô 12:11.
Loại bỏ lý luận sai lầm
Về lý luận sai lầm, nguyên tắc nơi Ga-la-ti 6:7 nói: “Chớ hề dối mình... vì ai gieo giống chi, lại gặt giống ấy”. Nếu không gieo hạt, cỏ dại sẽ mọc phủ miếng đất. Tương tự thế, nếu chúng ta không sử dụng khả năng suy luận, lý luận sai lầm có thể bén rễ trong tâm trí. Chẳng hạn, chúng ta có thể tự nhủ: “Ngày của Đức Giê-hô-va chắc sẽ đến, nhưng không phải ngay bây giờ”. Lối suy nghĩ ấy có thể khiến chúng ta không còn sốt sắng trong các hoạt động thần quyền. Qua thời gian, chúng ta có thể mất dần nề nếp thiêng liêng. Thế nên, ngày của Đức Giê-hô-va sẽ đến một cách bất ngờ với chúng ta.—2 Phi 3:10.
Tuy nhiên, lối lý luận sai lầm sẽ không bén rễ trong tâm trí nếu chúng ta luôn “thử cho biết ý-muốn tốt-lành, đẹp lòng và trọn-vẹn của Đức Chúa Trời là thể nào” (Rô 12:2). Thường xuyên đọc Lời Đức Chúa Trời là một trong những cách tốt nhất để làm điều này. Kinh Thánh có thể giúp chúng ta ngày càng tin chắc Đức Giê-hô-va luôn hành động vào đúng thời điểm.—Ha 2:3.
Học hỏi, cầu nguyện, đều đặn tham dự các buổi họp và rao giảng, cũng như thể hiện tình yêu thương nhân từ, sẽ giúp chúng ta “chờ-đợi trông-mong cho ngày Đức Chúa Trời mau đến” (2 Phi 3:11, 12). Đức Giê-hô-va sẽ chú ý đến sự kiên trì của chúng ta. Sứ đồ Phao-lô nhắc nhở: “Chớ mệt-nhọc về sự làm lành, vì nếu chúng ta không trễ-nải, thì đến kỳ, chúng ta sẽ gặt”.—Ga 6:9.
Giờ đây không phải là lúc để lối suy luận sai lầm lừa dối chúng ta, cho rằng ngày của Đức Giê-hô-va bị trì hoãn. Thay vì thế, đây là lúc chúng ta phải vững lòng, vì ngày của Đức Giê-hô-va đang đến gần.
[Hình nơi trang 4]
A-ghê và Xa-cha-ri kêu gọi người Do Thái xây lại thành
[Hình nơi trang 5]
Chủ nhà sẽ làm gì nếu biết kẻ trộm sẽ đến?