Gia đình tín đồ Đấng Christ—“Hãy chực cho sẵn-sàng”
Gia đình tín đồ Đấng Christ—“Hãy chực cho sẵn-sàng”
“Hãy chực cho sẵn-sàng, vì Con người sẽ đến trong giờ các ngươi không ngờ”.—LU 12:40.
1, 2. Tại sao chúng ta nên ghi nhớ lời khuyên của Chúa Giê-su là “hãy chực cho sẵn-sàng”?
“Khi Con người ngự trong sự vinh-hiển mình mà đến” và chia “người nầy với người khác ra”, điều gì sẽ xảy ra cho bạn và gia đình? (Mat 25:31, 32). Sự kiện này sẽ đến trong giờ chúng ta không ngờ, thế nên ghi nhớ lời khuyên của Chúa Giê-su “hãy chực cho sẵn-sàng” là điều trọng yếu!—Lu 12:40.
2 Bài trước đã thảo luận cách mỗi thành viên trong gia đình có thể giúp gia đình tỉnh thức về thiêng liêng qua việc nghiêm túc chu toàn trách nhiệm của mình. Hãy xem xét những cách khác mà chúng ta có thể góp phần giúp gia đình vững mạnh về thiêng liêng.
Giữ mắt “đơn thuần”
3, 4. (a) Gia đình tín đồ Đấng Christ nên cảnh giác về điều gì? (b) Giữ mắt “đơn thuần” nghĩa là gì?
3 Để sẵn sàng cho sự đến của Chúa Giê-su, gia đình phải cẩn thận hầu không sao lãng những điều liên quan đến sự thờ phượng Ma-thi-ơ 6:22, 23). Như cái đèn soi đường đi và giúp chúng ta không bị ngã, những gì chúng ta thu nhận qua “con mắt của lòng” có thể soi sáng, giúp chúng ta có hạnh kiểm tốt để không vấp ngã.—Ê-phê 1:18.
thật. Họ phải cảnh giác để không bị phân tâm. Nhiều gia đình đã rơi vào bẫy của chủ nghĩa vật chất, thế nên hãy xem xét Chúa Giê-su nói gì về việc giữ mắt “sáng-sủa [“đơn thuần”, Nguyễn Thế Thuấn]”. (Đọc4 Để thấy rõ, mắt phải hoạt động hiệu quả và có khả năng tập trung. Mắt của lòng cũng thế. Giữ mắt đơn thuần nghĩa là chúng ta chỉ tập trung vào một mục tiêu. Thay vì để đời sống tập trung vào vật chất và chỉ lo lắng về nhu cầu thể chất của gia đình, chúng ta giữ mắt tập trung vào những điều thiêng liêng (Mat 6:33). Điều này có nghĩa chúng ta nên tiếp tục thỏa lòng với những gì Đức Chúa Trời cung cấp về vật chất và đặt việc phụng sự Ngài lên hàng đầu trong đời sống.—Hê 13:5.
5. Một em gái đã cho thấy “mắt” em tập trung vào việc phụng sự Đức Chúa Trời như thế nào?
5 Con cái được rèn luyện giữ mắt đơn thuần mang lại kết quả tốt biết bao! Hãy xem trường hợp một em gái ở nước Ethiopia. Em học rất giỏi, vì vậy sau khi học xong chương trình giáo dục cơ bản, em được cấp học bổng để học lên cao. Tuy nhiên, em giữ mắt tập trung vào việc phụng sự Đức Giê-hô-va nên đã từ chối học bổng ấy. Không lâu sau, em được mời nhận công việc với mức lương là 4.200 đô la Mỹ mỗi tháng—một mức lương cao trong xứ đó. Nhưng “mắt” của em nhắm vào thánh chức tiên phong. Em không cần tham khảo ý kiến của cha mẹ để từ chối công việc ấy. Cha mẹ em đã nghĩ thế nào khi biết quyết định của em? Họ vui mừng và nói với em rằng họ hãnh diện về em!
6, 7. Chúng ta nên “thận trọng” trước mối nguy hiểm nào?
6 Lời của Chúa Giê-su nơi Ma-thi-ơ 6:22, 23 ngụ ý cảnh báo về sự tham lam. Chúa Giê-su không so sánh từ “đơn thuần” với từ trái nghĩa là “phức tạp”, nhưng ngài so sánh với từ “xấu”. Từ Hy Lạp được dịch là “xấu” cũng có nghĩa là tham lam. Đức Giê-hô-va cảm thấy thế nào về sự tham lam? Kinh Thánh nói: “Phàm những sự gian-dâm, hoặc sự ô-uế, hoặc sự tham-lam, cũng chớ nên nói đến giữa anh em, theo như cách xứng-đáng cho các thánh-đồ”.—Ê-phê 5:3.
7 Chúng ta có thể dễ nhận thấy tính tham lam nơi người khác, nhưng không dễ nhận ra tính này nơi bản thân. Vì thế, chúng ta nên khôn ngoan làm theo lời khuyên của Chúa Giê-su: “Hãy thận trọng, đề phòng mọi thứ tham lam” (Lu 12:15, Bản Dịch Mới). Để làm vậy, chúng ta cần xem xét lòng mình tập trung vào điều gì. Gia đình tín đồ Đấng Christ nên suy nghĩ nghiêm túc về thời gian và tiền bạc họ dành cho việc giải trí và sở hữu của cải vật chất.
8. Chúng ta có thể “thận trọng” như thế nào khi mua sắm?
8 Trước khi mua một món đồ, không những bạn suy nghĩ mình có đủ tiền hay không, mà nên cân nhắc những yếu tố khác như: “Liệu tôi có thời gian để sử dụng thường xuyên và bảo trì món đồ này không? Phải mất bao lâu tôi mới có thể biết cách sử dụng nó?”. Hỡi các bạn trẻ, đừng tin nơi mọi lời của các nhà quảng cáo về sản phẩm, rồi cảm thấy phải mua áo quần hàng hiệu đắt tiền hoặc những thứ khác. Hãy tự chủ. Cũng hãy nghĩ xem mua món đồ ấy ảnh hưởng thế nào đến việc gia đình bạn sẵn sàng cho sự đến của Con Người. Hãy tin cậy nơi lời hứa của Đức Giê-hô-va: “Ta sẽ chẳng lìa ngươi đâu, chẳng bỏ ngươi đâu”.—Hê 13:5.
Theo đuổi những mục tiêu thiêng liêng
9. Theo đuổi mục tiêu thiêng liêng có thể giúp gì cho gia đình?
9 Để các thành viên trong gia đình củng Phi-líp 1:10.
cố đức tin và góp phần giúp gia đình vững mạnh về thiêng liêng, một cách khác là đặt ra và theo đuổi những mục tiêu thiêng liêng. Làm thế có thể giúp gia đình biết họ đang tiến bộ đến đâu trong mục tiêu làm vui lòng Đức Giê-hô-va, và quyết định hoạt động nào là quan trọng nhất đối với họ.—Đọc10, 11. Với tư cách cả gia đình, bạn đang theo đuổi những mục tiêu thiêng liêng nào? Và bạn muốn đặt ra những mục tiêu gì cho tương lai?
10 Đặt những mục tiêu dù nhỏ nhưng thực tế mà mỗi người trong gia đình có thể vươn tới sẽ mang lại nhiều lợi ích. Chẳng hạn, mục tiêu thảo luận đoạn Kinh Thánh mỗi ngày. Lời bình luận của các thành viên trong gia đình có thể giúp người chủ gia đình biết mức độ thiêng liêng của mỗi người. Mục tiêu cả nhà đều đặn đọc Kinh Thánh tạo cơ hội tốt cho con cái phát triển khả năng đọc và hiểu thông điệp của Kinh Thánh (Thi 1:1, 2). Và chúng ta có thể đặt mục tiêu cải thiện phẩm chất lời cầu nguyện của mình. Trau dồi nhiều hơn về các khía cạnh của trái thánh linh cũng là một mục tiêu để theo đuổi (Ga 5:22, 23). Còn việc tìm cách bày tỏ sự đồng cảm với những người chúng ta gặp trong thánh chức thì sao? Cả gia đình cố gắng đạt những mục tiêu đó có thể giúp con cái biết cảm thông, và rất có thể chúng vun trồng ước muốn phụng sự với tư cách là tiên phong đều đều hoặc giáo sĩ.
11 Tại sao không xem xét một số mục tiêu mà bạn và gia đình có thể theo đuổi? Gia đình bạn có thể đặt mục tiêu dành nhiều thời gian hơn trong thánh chức
không? Bạn có thể vượt qua nỗi sợ khi làm chứng qua điện thoại, trên đường phố hoặc tại nơi làm việc không? Nói gì về việc chuyển đến nơi cần có nhiều người công bố? Một thành viên trong gia đình có thể học thêm ngoại ngữ hầu chia sẻ tin mừng cho những người thuộc quốc tịch khác không?12. Người chủ gia đình có thể làm gì để giúp gia đình phát triển về thiêng liêng?
12 Là chủ gia đình, hãy nhận biết lĩnh vực nào gia đình bạn cần phát triển về thiêng liêng. Rồi đặt ra những mục tiêu cụ thể để thực hiện điều đó. Những mục tiêu bạn đề ra cho cả gia đình nên thực tế và có thể đạt được trong hoàn cảnh và khả năng của bạn (Châm 13:12). Dĩ nhiên, cố gắng để đạt mục tiêu cần phải có thời gian. Vậy, hãy tận dụng thời gian xem truyền hình để dùng vào việc theo đuổi mục tiêu thiêng liêng (Ê-phê 5:15, 16). Hãy nỗ lực để đạt mục tiêu đã đặt ra cho gia đình (Ga 6:9). Một gia đình theo đuổi những mục tiêu thiêng liêng sẽ cho “thiên-hạ thấy sự tấn-tới” của họ.—1 Ti 4:15.
Duy trì Buổi thờ phượng của gia đình
13. Có thay đổi nào trong chương trình buổi họp hằng tuần của hội thánh? Và chúng ta nên tự hỏi những câu hỏi nào?
13 Một công cụ hữu hiệu để giúp gia đình “chực cho sẵn-sàng” trước sự đến của Con Người là sự thay đổi lớn trong chương trình nhóm họp hàng tuần, áp dụng từ ngày 1-1-2009. Chúng ta không còn giữ một buổi riêng trong tuần cho Buổi học cuốn sách hội thánh. Hiện nay, buổi học này diễn ra cùng ngày có Trường Thánh Chức và Buổi họp công tác. Sự điều chỉnh này là để các gia đình tín đồ Đấng Christ có cơ hội củng cố về thiêng liêng qua việc sắp xếp dành một buổi tối nhất định mỗi tuần cho buổi thờ phượng gia đình. Một thời gian đã trôi qua kể từ khi có thay đổi này, chúng ta có thể tự hỏi: “Tôi có dành thời gian đó cho Buổi thờ phượng của gia đình hoặc cho việc học hỏi cá nhân không? Tôi có thực hiện được mục tiêu của sắp đặt này không?”.
14. (a) Mục tiêu chính của việc duy trì Buổi thờ phượng của gia đình hoặc học hỏi cá nhân là gì? (b) Tại sao dành một buổi tối học hỏi là điều thiết yếu?
14 Mục tiêu chính để duy trì Buổi thờ phượng của gia đình hoặc học hỏi cá nhân là đến gần Đức Chúa Trời hơn (Gia 4:8). Khi dành thời gian học Kinh Thánh đều đặn và càng hiểu biết về Đấng Tạo Hóa, mối quan hệ của chúng ta với Ngài được vững mạnh. Càng đến gần Đức Giê-hô-va, chúng ta càng được thôi thúc yêu Ngài “hết lòng, hết linh-hồn, hết trí-khôn, hết sức” (Mác 12:30). Chắc chắn chúng ta là những người sốt sắng vâng lời Đức Chúa Trời và noi gương Ngài (Ê-phê 5:1). Vậy, trong khi chúng ta chờ đợi “hoạn-nạn lớn” như đã được báo trước, đều đặn duy trì Buổi thờ phượng của gia đình là bí quyết giúp mọi thành viên “chực cho sẵn-sàng” về thiêng liêng (Mat 24:21). Đó là điều thiết yếu để được sống sót.
15. Buổi thờ phượng của gia đình có tác động nào đến cảm nghĩ của mỗi thành viên trong gia đình đối với nhau?
15 Sự sắp đặt về Buổi thờ phượng của gia đình còn có một mục tiêu khác: Giúp các thành viên trong gia đình gần gũi nhau hơn. Mỗi tuần dành thời gian cùng thảo luận về những điều thiêng liêng sẽ tác động sâu sắc đến cảm nghĩ của mỗi người đối với nhau. Khi nghe người hôn phối bày tỏ niềm vui nhờ học được một điều thiêng liêng quý báu mà cả hai tìm được, hôn nhân của họ gắn bó hơn biết bao! (Đọc Truyền-đạo 4:12). Cha mẹ và con cái cùng nhau thờ phượng sẽ hợp nhất trong tình yêu thương, là “dây liên-lạc của sự trọn-lành”.—Cô 3:14.
16. Hãy kể lại làm thế nào ba chị cùng đức tin đã được lợi ích từ buổi tối dành cho việc học Kinh Thánh.
16 Hãy xem trường hợp ba chị đã nhận
được lợi ích thế nào từ sắp đặt dành một buổi tối để học hỏi Kinh Thánh. Dù không có quan hệ họ hàng, ba chị góa bụa cao tuổi sống trong cùng một thành phố và là bạn tốt nhiều năm. Muốn có nhiều cơ hội để gặp nhau đồng thời muốn buổi họp mặt xây dựng về thiêng liêng hơn là chỉ giao tiếp, họ quyết định dành một buổi tối cùng học Kinh Thánh. Ba chị bắt đầu với sách “Làm chứng cặn kẽ về Nước Đức Chúa Trời” (“Bearing Thorough Witness” About God’s Kingdom). Một chị cho biết: “Chúng tôi rất thích khoảng thời gian này nên buổi học thường kéo dài hơn một giờ. Chúng tôi cố gắng hình dung hoàn cảnh của anh em vào thế kỷ thứ nhất và thảo luận về điều sẽ làm trong những tình huống tương tự. Rồi chúng tôi cố gắng áp dụng những điểm học được vào thánh chức. Điều này giúp công việc rao giảng về Nước Trời và đào tạo môn đồ trở nên thích thú và hiệu quả hơn bao giờ hết”. Ngoài việc xây dựng về thiêng liêng, sự sắp đặt này đã giúp ba chị gần gũi nhau hơn. Họ nói: “Chúng tôi quý sắp đặt này”.17. Những yếu tố nào góp phần giúp Buổi thờ phượng của gia đình thành công?
17 Còn bạn thì sao? Bạn đang nhận được lợi ích nào từ buổi tối dành cho sự thờ phượng của gia đình hoặc học hỏi cá nhân? Nếu khi học khi không, sự sắp đặt này sẽ không đạt mục tiêu. Mỗi thành viên trong gia đình nên sẵn sàng học vào giờ đã định. Đừng để những vấn đề nhỏ cản trở buổi học. Hơn nữa, nên chọn tài liệu để buổi học thiết thực cho gia đình. Bạn có thể làm gì để buổi học thích thú? Hãy dùng những phương pháp dạy dỗ hữu hiệu và giữ cho bầu không khí nghiêm trang và thoải mái.—Gia 3:18. *
“Tỉnh-thức” và “chực cho sẵn-sàng”
18, 19. Biết sự đến của Con Người đang gần kề nên ảnh hưởng thế nào đến bạn và gia đình?
18 Tình hình thế giới ngày càng tồi tệ là đặc tính của thời kỳ chúng ta, và rõ ràng từ năm 1914, thế gian hung ác của Sa-tan bước vào những ngày cuối cùng. Cơn bão Ha-ma-ghê-đôn không còn xa. Chẳng bao lâu nữa, Con Người sẽ đến để thi hành sự phán xét của Đức Giê-hô-va trên những người không tin kính (Thi 37:10; Châm 2:21, 22). Ý thức về điều này không ảnh hưởng đến bạn và gia đình hay sao?
19 Bạn có làm theo lời khuyên của Chúa Giê-su là giữ mắt “đơn thuần” không? Trong khi những người của thế gian này chạy theo sự giàu sang, danh vọng hoặc quyền lực, gia đình bạn có đang theo đuổi những mục tiêu thiêng liêng không? Sự sắp đặt về Buổi thờ phượng của gia đình hoặc học hỏi cá nhân có mang lại lợi ích cho bạn không? Bạn có đang thực hiện được những mục tiêu như đã định không? Như đã thảo luận ở bài trước, bạn có đang chu toàn trách nhiệm dựa trên Kinh Thánh với tư cách là người chồng, người vợ hoặc con cái, nhờ đó giúp cả gia đình “tỉnh-thức” không? (1 Tê 5:6). Nếu có, bạn sẽ “chực cho sẵn-sàng” trước sự đến của Con Người.
[Chú thích]
^ đ. 17 Về đề tài thảo luận và cách giúp Buổi thờ phượng của gia đình được thiết thực và vui thích, xin xem Tháp Canh ngày 15-10-2009, trang 29-31.
Bạn học được gì?
• Hãy giải thích làm thế nào gia đình tín đồ Đấng Christ có thể “chực cho sẵn-sàng” qua việc...
có mắt “đơn thuần”.
đặt ra và theo đuổi những mục tiêu thiêng liêng.
duy trì Buổi thờ phượng của gia đình.
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 13]
Mắt “đơn thuần” sẽ giúp chúng ta kháng cự những điều gây phân tâm của thế gian