Bạn có như Phi-nê-a khi đương đầu với thử thách?
Bạn có như Phi-nê-a khi đương đầu với thử thách?
Được phục vụ với tư cách trưởng lão trong hội thánh là một đặc ân quý báu. Tuy nhiên, Lời Đức Chúa Trời cho biết trưởng lão cũng đương đầu với thử thách. Có lúc họ phải ‘xét-đoán vì Đức Giê-hô-va’ để xử lý các trường hợp phạm tội (2 Sử 19:6). Hoặc một trưởng lão có lẽ nhận trách nhiệm mà anh cảm thấy mình không đủ khả năng, như Môi-se đã khiêm nhường hỏi khi được giao một trách nhiệm: “Tôi là ai, dám đi đến Pha-ra-ôn, đặng dắt dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi xứ Ê-díp-tô?”.—Xuất 3:11.
Các trưởng lão được thánh linh bổ nhiệm và chính lực này cũng tác động để viết ra Kinh Thánh. Sách này có những gương sống động của những người có trách nhiệm và họ đã vượt qua thử thách. Trong số đó có Phi-nê-a là con của Ê-lê-a-sa, cháu của A-rôn. Vì thế, ông có triển vọng làm thầy tế lễ thượng phẩm. Ba biến cố trong đời ông cho thấy rõ các trưởng lão ngày nay cần có sự can đảm, khôn ngoan và nương cậy Đức Giê-hô-va để đương đầu với thử thách.
‘Phi-nê-a bèn đứng dậy’
Khi dân Y-sơ-ra-ên đóng trại tại đồng bằng Mô-áp, Phi-nê-a còn là thanh niên. Kinh Thánh cho biết: “Dân Y-sơ-ra-ên... khởi thông-dâm cùng những con gái Mô-áp... Dân-sự ăn và quì lạy trước các thần chúng nó” (Dân 25:1, 2). Đức Giê-hô-va giáng tai vạ cho những người này. Bạn có thể tưởng tượng khi nghe về các hành động sai trái và tai vạ của họ thì Phi-nê-a bị tác động thế nào?
Kinh Thánh nói tiếp: “Nầy, một người trong dân Y-sơ-ra-ên dẫn một người nữ Ma-đi-an đến giữa anh em mình, hiện trước mắt Môi-se và cả hội dân Y-sơ-ra-ên, đương khi hội-chúng khóc tại cửa hội-mạc” (Dân 25:6). Thầy tế lễ Phi-nê-a sẽ làm gì? Ông còn khá trẻ mà kẻ phạm tội là quan trưởng, người dẫn đầu dân sự trong việc thờ phượng.—Dân 25:14.
Nhưng Phi-nê-a kính sợ Đức Giê-hô-va chứ không phải loài người. Khi thấy hai người đó, ông cầm lấy giáo, đi theo họ vào lều và đâm họ. Đức Giê-hô-va cảm thấy thế nào khi Phi-nê-a can đảm và kiên quyết như thế? Đức Giê-hô-va lập tức ngưng tai vạ và lập giao ước với Phi-nê-a, đó là dòng dõi của ông sẽ giữ chức thầy tế lễ đời đời.—Dân 25:7-13.
Dĩ nhiên, ngày nay các trưởng lão không dùng bạo lực. Nhưng giống như Phi-nê-a, các anh phải kiên quyết và can đảm. Chẳng hạn, anh Guilherme được chọn vào Ủy ban tư pháp sau khi làm trưởng lão mới vài tháng. Trường hợp phạm tội liên quan đến anh trưởng lão đã giúp anh lúc nhỏ. Anh Guilherme nói: “Tôi cảm thấy lúng túng khi phục vụ trong Ủy ban tư pháp. Đêm 1 Ti 4:11, 12.
đến tôi khó ngủ được. Tôi cứ nghĩ đến cách xử lý trường hợp này, không để cho cảm xúc khiến mình lờ đi tiêu chuẩn của Đức Giê-hô-va. Trong nhiều ngày, tôi cầu nguyện và nghiên cứu các ấn phẩm dựa trên Kinh Thánh”. Điều này đã giúp anh Guilherme có sự can đảm cần thiết để xử lý tình huống đặc biệt ấy và giúp người anh em này về thiêng liêng.—Qua việc can can đảm và kiên quyết khi xử lý các vấn đề trong hội thánh, trưởng lão nêu gương về đức tin và lòng trung thành. Dĩ nhiên, các tín đồ khác cũng cần can đảm để báo cáo tội trọng mà họ biết. Tương tự thế, cần có lòng trung thành để ngưng giao tiếp với bạn bè hoặc thân nhân bị khai trừ.—1 Cô 5:11-13.
Sự khôn ngoan giúp vấn đề lắng dịu
Dù có lòng can đảm nhưng Phi-nê-a không bốc đồng như khuynh hướng của người trẻ. Hãy xem cách ông thể hiện sự khôn ngoan—hành động với sự thận trọng và suy xét—khi nghe một tin khác. Chi phái Ru-bên, Gát và phân nửa chi phái Ma-na-se đã lập bàn thờ gần sông Giô-đanh. Những người Y-sơ-ra-ên khác cho rằng đó là sự thờ phượng sai lầm và định giao chiến với các chi phái này.—Giô-suê 22:11, 12.
Phi-nê-a phản ứng thế nào? Ông cùng các quan trưởng, cân nhắc vấn đề với những người lập bàn thờ. Các chi phái bị buộc tội đã làm sáng tỏ sự việc, giải thích rằng đây chính là bàn thờ để ‘thờ-phượng Đức Giê-hô-va’. Nhờ thế, vấn đề lắng dịu.—Giô-suê 22:13-34.
Nếu một tín đồ nghe lời cáo buộc hoặc điều tiêu cực về anh em đồng đạo, thật khôn ngoan biết bao nếu họ noi gương Phi-nê-a! Nhờ sự khôn ngoan, chúng ta sẽ không bực mình hoặc nói cho người khác biết điều mình thấy không tốt về anh em.—Châm 19:11.
Sự khôn ngoan có thể giúp các trưởng lão hành động giống Phi-nê-a như thế nào? Anh Jaime đã làm trưởng lão hơn 10 năm nói: “Khi một người công bố nói với tôi về chuyện bất đồng của mình với người khác, tôi liền xin Đức Giê-hô-va giúp tôi không đứng về bên nào mà đưa ra sự hướng dẫn từ Kinh Thánh. Có lần một chị gặp tôi kể về cách một anh có trách nhiệm ở hội thánh khác đã đối xử với chị. Vì anh này là bạn của tôi nên tôi dễ nói chuyện với anh. Nhưng tôi không làm thế mà cùng chị xem những nguyên tắc Kinh Thánh. Trước tiên, chị đã đồng ý nói chuyện với anh ấy (Mat 5:23, 24). Họ chưa hòa thuận liền. Vì thế, tôi khuyến khích chị xem xét một số nguyên tắc khác. Chị quyết định cầu nguyện một lần nữa về vấn đề này và cố gắng tha thứ”.
Kết quả thế nào? Anh Jaime nhớ lại: “Vài tháng sau, chị ấy đến gặp tôi cho biết là với Châm 25:8). Các trưởng lão khôn ngoan khuyến khích các tín đồ có sự bất đồng nên áp dụng nguyên tắc Kinh Thánh hầu góp phần vào sự hòa thuận.
thời gian, anh ấy đã hối tiếc về những gì đã nói. Anh sắp xếp đi rao giảng với chị và tỏ lòng biết ơn chị. Vấn đề đã được giải quyết. Liệu kết quả có tốt hơn không nếu tôi có vẻ thiên vị, can thiệp vào vấn đề này một cách không cần thiết?”. Kinh Thánh khuyên: “Chớ vội gây ra điều tranh-tụng” (Ông cầu xin Đức Giê-hô-va
Phi-nê-a có đặc ân làm thầy tế lễ cho dân mà Đức Chúa Trời chọn. Như đã nói, ông có lòng can đảm và khôn ngoan khác thường, dù còn khá trẻ. Tuy nhiên, việc ông vượt qua được thử thách là tùy thuộc vào lòng tin cậy nơi Đức Giê-hô-va.
Sau vụ vợ bé của người Lê-vi bị người Ghi-bê-a thuộc chi phái Bên-gia-min hãm hiếp và giết, các chi phái khác định đánh trả người Bên-gia-min (Quan 20:1-11). Họ cầu xin Đức Giê-hô-va giúp trước khi tranh chiến, nhưng bị đánh bại hai lần, tổn thất đáng kể (Quan 20:14-25). Liệu họ có kết luận lời cầu nguyện của mình không được nhậm không? Đức Giê-hô-va có thật sự muốn thấy họ đánh trả những người làm điều sai không?
Với lòng tin cậy Đức Giê-hô-va, Phi-nê-a, giờ đây là thầy tế lễ thượng phẩm, lại ra mặt. Ông cầu nguyện: “Tôi còn phải giao-chiến cùng người Bên-gia-min, anh em tôi, hay là tôi phải đình lại?”. Đức Giê-hô-va đáp lại bằng cách phó người Bên-gia-min vào tay họ và thành Ghi-bê-a bị đốt cháy.—Quan 20:27-48.
Chúng ta rút ra được bài học gì? Trong hội thánh, có một số vấn đề vẫn tồn tại dù các trưởng lão đã nỗ lực và cầu nguyện Đức Giê-hô-va giúp đỡ. Nếu thế, các trưởng lão cần ghi nhớ những lời của Chúa Giê-su: “Hãy xin [hay cầu nguyện], sẽ ban cho; hãy tìm, sẽ gặp; hãy gõ cửa, sẽ mở cho” (Lu 11:9). Dù lời cầu nguyện có vẻ không được nhậm ngay, các trưởng lão có thể chắc chắn Đức Giê-hô-va sẽ nhậm lời vào đúng lúc.
Chẳng hạn, một hội thánh tại Ai Len rất cần một Phòng Nước Trời nhưng không được nhân viên quản lý đô thị địa phương chấp thuận. Ông bác bỏ dự án xây Phòng Nước Trời. Dường như chỉ có một người khác có thẩm quyền phê duyệt dự án này là ông trưởng ban quản lý dự án trung ương. Như vào thời Phi-nê-a, liệu lời cầu nguyện sẽ giúp được các anh không?
Một trưởng lão địa phương kể lại: “Sau khi cầu nguyện và nài xin Đức Giê-hô-va rất nhiều, chúng tôi đi đến ban quản lý dự án. Người ta bảo rằng, có lẽ tôi phải đợi vài tuần mới gặp được ông trưởng ban. Nhưng ngay lúc đó, chúng tôi đã được gặp và nói chuyện với ông trong năm phút. Khi thấy bản vẽ dự án, ông ấy liền chấp thuận. Sau đó, nhân viên quản lý đô thị địa phương đã tận tình giúp chúng tôi. Trường hợp này cho chúng tôi thấy rõ sức mạnh của lời cầu nguyện”. Thật vậy, Đức Giê-hô-va sẽ nhậm lời cầu nguyện chân thành của các trưởng lão có lòng nương cậy nơi Ngài.
Vào thời dân Y-sơ-ra-ên xưa, Phi-nê-a mang một trọng trách, nhưng với lòng can đảm, sự khôn ngoan và nương cậy nơi Đức Chúa Trời, ông có thể vượt qua mọi thử thách. Đức Giê-hô-va vui lòng khi thấy Phi-nê-a hết lòng quan tâm đến dân sự Ngài. Khoảng 1.000 năm sau, E-xơ-ra được soi dẫn để viết: “Xưa Phi-nê-a, con trai Ê-lê-a-sa, làm quan-cai chúng, và Đức Giê-hô-va ở với người” (1 Sử 9:20). Mong sao những người dẫn dắt dân sự Đức Chúa Trời ngày nay, cũng như tất cả tín đồ Đấng Christ trung thành cũng được như thế.