Quý trọng tính rộng rãi và phải lẽ của Ðức Giê-hô-va
“Ðức Giê-hô-va làm lành cho muôn người, sự từ-bi Ngài giáng trên các vật Ngài làm nên”.—THI 145:9.
1, 2. Những người bạn của Ðức Giê-hô-va có cơ hội nào?
Một tín đồ tên là Monika chia sẻ: “Chúng tôi kết hôn được gần 35 năm. Tôi và ông xã biết rất rõ về nhau. Nhưng sau ngần ấy năm chung sống, chúng tôi vẫn khám phá ở nhau những điều mà trước đó cả hai chưa từng biết!”. Chắc chắn, nhiều đôi bạn và cặp vợ chồng cũng nhận thấy điều này.
2 Thật vui mừng khi ngày càng hiểu rõ những người chúng ta yêu mến. Tuy nhiên, trong tất cả các tình bạn mà chúng ta có thể vun trồng, tình bạn với Ðức Giê-hô-va là quan trọng nhất. Chúng ta sẽ không bao giờ biết hết về ngài (Rô 11:33). Từ nay cho đến muôn đời, chúng ta sẽ có cơ hội tìm hiểu và gia tăng lòng quý trọng các đức tính của Ðức Giê-hô-va.—Truyền 3:11.
3. Chúng ta sẽ xem xét điều gì trong bài này?
3 Bài trước đã giúp chúng ta gia tăng lòng quý trọng tính dễ gần và không thiên vị của Ðức Giê-hô-va. Giờ đây, hãy xem thêm hai đức tính thu hút khác của ngài, đó là rộng rãi và phải lẽ. Qua đó, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn rằng “Ðức Giê-hô-va làm lành cho muôn người, sự từ-bi Ngài giáng trên các vật Ngài làm nên”.—Thi 145:9.
ÐỨC GIÊ-HÔ-VA LÀ ÐẤNG RỘNG RÃI
4. Ðiều cốt lõi của sự rộng rãi là gì?
4 Rộng rãi là gì? Câu trả lời được tìm thấy trong những lời của Chúa Giê-su nơi Công vụ 20:35: “Cho thì hạnh phúc hơn nhận”. Bằng câu nói đơn giản này, Chúa Giê-su đã tóm lược điều cốt lõi của sự rộng rãi. Người có tính rộng rãi vui lòng dùng thời gian, năng lực và tiền của để giúp người khác. Sự rộng rãi được xác định không phải dựa trên giá trị của món quà mà là động cơ của người ban tặng. (Ðọc 2 Cô-rinh-tô 9:7). Không ai rộng rãi hơn Ðức Giê-hô-va, “Ðức Chúa Trời hạnh phúc”.—1 Ti 1:11.
5. Ðức Giê-hô-va biểu lộ lòng rộng rãi qua những cách nào?
5 Ðức Giê-hô-va biểu lộ lòng rộng rãi như thế nào? Ngài đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người, kể cả những người chưa thờ phượng ngài. Quả thật, “Ðức Giê-hô-va làm lành cho muôn người”. Ngài “làm mặt trời mọc lên soi sáng người ác lẫn người hiền và làm mưa cho người công chính lẫn người tội lỗi” (Mat 5:45). Vì thế, khi nói với những người chưa tin đạo, sứ đồ Phao-lô nói rằng Ðức Giê-hô-va đã làm lành cho họ, ‘ban cho họ mưa từ trời, mùa màng bội thu, thực phẩm dồi dào và khiến lòng họ tràn đầy vui mừng’ (Công 14:17). Rõ ràng, Ðức Giê-hô-va rộng rãi với tất cả mọi người.—Lu 6:35.
6, 7. (a) Ðức Giê-hô-va đặc biệt vui lòng đáp ứng nhu cầu cho ai? (b) Hãy nêu một ví dụ cho thấy Ðức Chúa Trời chu cấp cho những tôi tớ trung thành.
6 Ðặc biệt, Ðức Giê-hô-va vui lòng đáp ứng nhu cầu cho những tôi tớ trung thành. Vua Ða-vít nói: “Trước tôi trẻ, rày đã già, nhưng chẳng hề thấy người công-bình bị bỏ, hay là dòng-dõi người đi ăn-mày” (Thi 37:25). Nhiều tín đồ trung thành đã nghiệm thấy Ðức Giê-hô-va luôn chăm sóc họ. Hãy xem một ví dụ.
7 Vài năm trước, một chị tiên phong tên là Nancy rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Chị nhớ lại: “Tôi cần 66 đô la để hôm sau trả tiền thuê nhà. Tôi không biết làm sao có đủ số tiền ấy. Tôi cầu nguyện về vấn đề này, rồi đi làm công việc hằng ngày là bồi bàn. Tôi không nghĩ mình sẽ nhận được nhiều tiền bo vào tối hôm ấy vì đó là thời điểm trong tuần mà nhà hàng thường vắng khách. Nhưng thật ngạc nhiên vì có một số khách đến nhà hàng vào tối hôm ấy. Sau khi tan ca, tôi đếm số tiền bo mà mình nhận được, đúng 66 đô la”. Chị Nancy tin chắc Ðức Giê-hô-va đã rộng rãi ban cho đúng điều chị cần.—Mat 6:33.
8. Món quà hào phóng nhất của Ðức Giê-hô-va là gì?
8 Món quà hào phóng nhất của Ðức Giê-hô-va được ban cho tất cả mọi người. Ðó là sự hy sinh làm giá chuộc của Con ngài. Chúa Giê-su nói: “Ðức Chúa Trời yêu thương thế gian đến độ đã ban Con một của ngài cho họ, để ai thể hiện đức tin nơi Con ấy sẽ không bị hủy diệt mà được sống đời đời” (Giăng 3:16). Trong câu này, từ “thế gian” ám chỉ nhân loại. Quả thật, Ðức Giê-hô-va rộng rãi ban món quà này cho bất cứ ai sẵn lòng đón nhận. Những người thể hiện đức tin nơi Chúa Giê-su sẽ được hưởng sự sống vĩnh cửu! (Giăng 10:10). Chẳng phải đây là bằng chứng lớn nhất về lòng rộng rãi của Ðức Giê-hô-va sao?
BẮT CHƯỚC TÍNH RỘNG RÃI CỦA ÐỨC GIÊ-HÔ-VA
9. Chúng ta có thể bắt chước tính rộng rãi của Ðức Giê-hô-va như thế nào?
9 Làm thế nào chúng ta có thể bắt chước tính rộng rãi của Ðức Giê-hô-va? Ngài “cung cấp dồi dào mọi thứ mà chúng ta vui hưởng”. Vì thế, chúng ta nên “sẵn sàng chia sẻ” với người khác, và điều này góp phần mang lại niềm vui cho họ (1 Ti 6:17-19). Chúng ta vui lòng tặng quà cho người thân, bạn bè và giúp những ai cần hỗ trợ. (Ðọc Phục-truyền Luật-lệ Ký 15:7). Ðiều gì giúp chúng ta không quên thể hiện lòng rộng rãi? Một số tín đồ áp dụng cách thực tế là mỗi khi nhận được quà, họ tìm cơ hội để tặng quà cho người khác. Nhiều anh chị trong hội thánh nêu gương về việc thể hiện lòng rộng rãi.
10. Một trong những cách tốt nhất để thể hiện lòng rộng rãi là gì?
10 Một trong những cách tốt nhất để thể hiện lòng rộng rãi là ban cho qua lời nói và việc làm. Chúng ta có thể làm điều này như thế nào? Bằng cách dành thời gian cũng như năng lực để giúp và khích lệ người khác (Ga 6:10). Ðể biết chúng ta có đang làm điều này hay không, hãy tự hỏi: “Người khác có thấy mình sẵn sàng dành thời gian lắng nghe khi họ giãi bày mối lo âu không? Nếu ai đó nhờ mình làm một việc, mình có sẵn lòng nói ‘có’ khi có thể không? Lần gần đây nhất mình thật lòng khen một thành viên trong gia đình hoặc anh em đồng đạo là khi nào?”. Khi thường xuyên ban cho, chúng ta sẽ đến gần Ðức Giê-hô-va và người khác hơn.—Lu 6:38; Châm 19:17.
11. Chúng ta có thể biểu lộ lòng rộng rãi với Ðức Giê-hô-va qua một số cách nào?
11 Chúng ta cũng có thể biểu lộ lòng rộng rãi với Ðức Giê-hô-va. Kinh Thánh khuyên: ‘Hãy lấy tài-vật mà tôn vinh Ðức Giê-hô-va’ (Châm 3:9). “Tài-vật” bao gồm thời gian, năng lực và tiền của mà chúng ta dùng để phụng sự ngài. Ngay cả những em nhỏ cũng có thể tập thể hiện lòng rộng rãi với Ðức Giê-hô-va. Một người cha tên là Jason nói: ‘Khi đóng góp, gia đình chúng tôi để cho các con bỏ tiền vào hộp đóng góp tại Phòng Nước Trời. Chúng rất thích vì khi làm thế, chúng cảm thấy như mình đang “tặng quà cho Ðức Giê-hô-va”’. Những em trẻ cảm nghiệm được niềm vui khi thể hiện tinh thần rộng rãi với Ðức Giê-hô-va thường tiếp tục làm thế khi lớn lên.—Châm 22:6.
ÐỨC GIÊ-HÔ-VA LÀ ÐẤNG PHẢI LẼ
12. Phải lẽ là gì?
12 Một đức tính thu hút khác của Ðức Giê-hô-va là phải lẽ. Thế nào là phải lẽ? Từ Hy Lạp thường được dịch là “phải lẽ” trong Bản dịch Thế Giới Mới có nghĩa đen là “nhường” (Tít 3:1, 2). Người có tính phải lẽ không quá nguyên tắc, khắt khe hoặc cứng nhắc. Thay vì thế, người ấy cố gắng đối xử mềm mại và xét đến hoàn cảnh của người khác. Người ấy sẵn sàng lắng nghe ý kiến của người khác, và nếu thích hợp thì nhường và điều chỉnh những đòi hỏi của mình.
13, 14. (a) Ðức Giê-hô-va thể hiện tính phải lẽ như thế nào? (b) Bạn học được gì về tính phải lẽ của Ðức Chúa Trời qua trường hợp của Lót?
13 Ðức Giê-hô-va thể hiện tính phải lẽ như thế nào? Ngài ân cần để ý đến cảm xúc của những tôi tớ trung thành và nhiều lần chiều theo ý họ. Chẳng hạn, hãy xem cách Ðức Giê-hô-va đối xử với người công chính là Lót. Khi quyết định hủy diệt thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ, ngài cho Lót chỉ thị rõ ràng là chạy lên núi. Vì lý do nào đó, Lót xin được chạy đến nơi khác. Hãy tưởng tượng, Lót dám đề nghị Ðức Giê-hô-va thay đổi chỉ dẫn của ngài!—Ðọc Sáng-thế Ký 19:17-20.
14 Nếu bạn nghĩ Lót yếu đức tin và không vâng lời thì cũng dễ hiểu. Suy cho cùng, Ðức Giê-hô-va hoàn toàn có thể giữ mạng sống cho Lót dù ông ở bất cứ nơi đâu, nên ông không có lý do gì phải sợ. Nhưng dù sao đó vẫn là cảm xúc của ông, vì thế Ðức Giê-hô-va đã nhường ông. Ngài cho phép Lót chạy đến một thành mà ngài đã định hủy diệt. (Ðọc Sáng-thế Ký 19:21, 22). Rõ ràng, Ðức Giê-hô-va không cứng nhắc, khắt khe. Ngài rất phải lẽ và sẵn sàng nhường.
15, 16. Luật pháp Môi-se phản ánh tính phải lẽ của Ðức Giê-hô-va như thế nào? (Xem hình nơi đầu bài).
15 Tính phải lẽ của Ðức Giê-hô-va cũng được phản ánh trong Luật pháp Môi-se. Nếu một người Y-sơ-ra-ên quá nghèo và không có chiên hoặc dê để dâng cho Ðức Giê-hô-va thì có thể dâng một cặp chim cu hay cặp bồ câu. Nhưng nếu một người nghèo đến mức không có bồ câu thì sao? Ðức Giê-hô-va cho phép người ấy dâng một ít bột. Nhưng điều đáng lưu ý là không phải họ dâng bột nào cũng được, mà phải là “bột lọc”, loại dùng để đãi khách (Sáng 18:6). Tại sao chi tiết này quan trọng?—Ðọc Lê-vi Ký 5:7, 11.
16 Hãy hình dung bạn là một người Y-sơ-ra-ên nghèo khó. Bạn mang một ít bột đến đền tạm làm lễ vật. Khi thấy những người khá giả hơn đem theo súc vật, có thể bạn cảm thấy ngượng vì lễ vật của mình dường như không có giá trị. Nhưng bạn sực nhớ lễ vật của mình rất có giá trị trước mắt Ðức Giê-hô-va. Tại sao? Một lý do là vì ngài đòi hỏi bột chất lượng cao. Như thể ngài đang nói với những người Y-sơ-ra-ên nghèo: “Ta biết con không thể dâng nhiều như người khác, nhưng con đã dâng điều tốt nhất mình có”. Quả thật, Ðức Giê-hô-va biểu lộ tính phải lẽ bằng cách để ý đến giới hạn và hoàn cảnh của tôi tớ ngài.—Thi 103:14.
17. Ðức Giê-hô-va chấp nhận sự thờ phượng nào?
17 Thật an ủi khi biết Ðức Giê-hô-va phải lẽ và chấp nhận sự thờ phượng hết mình của chúng ta (Cô 3:23). Một chị lớn tuổi người Ý tên là Constance cho biết: “Nói với người khác về Ðấng Tạo Hóa luôn là điều tôi yêu thích nhất. Vì thế, tôi tiếp tục rao giảng và điều khiển học hỏi Kinh Thánh. Ðôi khi tôi tiếc vì mình không có sức khỏe để làm nhiều hơn. Nhưng tôi nhận ra rằng Ðức Giê-hô-va biết giới hạn của tôi, ngài yêu thương tôi và quý trọng những điều tôi có thể làm”.
BẮT CHƯỚC TÍNH PHẢI LẼ CỦA ÐỨC GIÊ-HÔ-VA
18. Một cách mà cha mẹ có thể noi gương Ðức Giê-hô-va là gì?
18 Làm thế nào chúng ta có thể bắt chước tính phải lẽ của Ðức Giê-hô-va? Hãy nhớ lại cách ngài đối xử với Lót. Dù có quyền hành nhưng Ðức Giê-hô-va vẫn tử tế lắng nghe khi Lót bày tỏ cảm xúc, rồi ngài chiều theo ý ông. Nếu là cha mẹ, bạn có thể noi gương Ðức Giê-hô-va không? Bạn có lắng nghe ý kiến của con, và nếu thấy hợp lý, bạn có thể chiều theo ý con không? Về điều này, Tháp Canh ngày 1-9-2007 cho biết một số bậc cha mẹ cho con đóng góp ý kiến khi đặt ra những nội quy trong gia đình. Chẳng hạn, cha mẹ có quyền quy định giờ nào con phải về nhà và yêu cầu con tuân theo. Dù thế, cha mẹ cũng có thể lắng nghe ý kiến của con về quy định ấy. Trong một số trường hợp, cha mẹ có thể điều chỉnh giờ đã đặt ra nếu thấy phù hợp. Khi cha mẹ cho con tham gia góp ý về nội quy trong gia đình, con sẽ hiểu rõ và dễ vâng theo hơn.
19. Trưởng lão cố gắng bắt chước tính phải lẽ của Ðức Giê-hô-va như thế nào?
19 Trưởng lão cố gắng bắt chước tính phải lẽ của Ðức Giê-hô-va bằng cách xét đến hoàn cảnh của các anh chị trong hội thánh. Hãy nhớ rằng ngài quý trọng ngay cả lễ vật của những người Y-sơ-ra-ên nghèo. Tương tự, một số anh chị không làm thánh chức được nhiều, có lẽ vì sức khỏe hoặc tuổi già. Nếu họ cảm thấy nản lòng, trưởng lão có thể trấn an họ rằng Ðức Giê-hô-va vẫn yêu thương họ vì họ đã làm hết khả năng.—Mác 12:41-44.
20. Phải lẽ có phải là dễ dãi với bản thân? Hãy giải thích.
20 Dĩ nhiên, chúng ta không bao giờ muốn nhầm lẫn tính phải lẽ với việc phụng sự một cách uể oải, dễ dãi với bản thân (Mat 16:22). Chúng ta không muốn phụng sự cách “tà tà” và cho rằng như vậy là phải lẽ. Thay vì thế, chúng ta cần “gắng hết sức” để ủng hộ quyền lợi Nước Trời (Lu 13:24). Cho nên, chúng ta phải thăng bằng. Một mặt, chúng ta cần phụng sự hết sức. Mặt khác, chúng ta cần nhớ rằng Ðức Giê-hô-va không đòi hỏi quá sức chúng ta. Khi làm hết khả năng, chúng ta tin chắc ngài hài lòng. Thật vui mừng khi phụng sự người Chủ đầy ân nghĩa và phải lẽ như thế! Bài kế tiếp sẽ thảo luận hai đức tính thu hút khác của Ðức Giê-hô-va.—Thi 73:28.