Cùng đương đầu với sự kết liễu của thế gian
“Chúng ta là các chi thể thuộc về một thân”.—Ê-PHÊ 4:25.
1, 2. Đức Chúa Trời muốn những người thờ phượng ngài, dù trẻ tuổi hay cao niên, có được điều gì?
Bạn có phải là người trẻ không? Nếu thế, hãy chắc chắn rằng bạn rất được quý trọng trong hội thánh toàn cầu của Đức Giê-hô-va. Tại nhiều quốc gia, nhiều người làm báp-têm là người trẻ. Thật khích lệ biết bao khi thấy nhiều người trẻ gia nhập hàng ngũ những người quyết định phụng sự Đức Giê-hô-va!
2 Là tín đồ trẻ, bạn có vui khi kết hợp với những tín đồ trẻ tuổi khác không? Có thể là có. Chúng ta vui khi kết hợp với bạn bè đồng trang lứa. Tuy nhiên, dù trẻ hay cao niên, bất kể gốc gác thế nào, Đức Chúa Trời muốn chúng ta hợp nhất thờ phượng ngài. Sứ đồ Phao-lô viết rằng ý muốn của Đức Chúa Trời là “mọi loại người được cứu và hiểu biết chính xác về sự thật” (1 Ti 2:3, 4). Khải huyền 7:9 cho biết những người thờ phượng Đức Chúa Trời đến từ “mọi nước, chi phái, dân tộc và mọi tiếng”.
3, 4. (a) Tinh thần nào phổ biến trong vòng nhiều người trẻ thời nay? (b) Thái độ nào phù hợp với Ê-phê-sô 4:25?
3 Thật là một sự tương phản giữa người trẻ phụng sự Đức Giê-hô-va và người trẻ của thế gian này! Nhiều người không phụng sự Đức Giê-hô-va theo đuổi lối sống ích kỷ, chỉ chú tâm
vào những điều mình muốn. Một số nhà nghiên cứu gọi họ là “Thế hệ cái tôi”. Qua cách nói năng và ăn mặc, họ cho thấy mình xem thường thế hệ lớn tuổi hơn, những người mà họ cho là “cổ lỗ sĩ”.4 Tinh thần đó vây quanh chúng ta. Vì thế, những tín đồ trẻ nhận thấy mình phải thật sự nỗ lực để tránh tinh thần đó và làm Đức Chúa Trời hài lòng. Ngay cả vào thế kỷ thứ nhất, Phao-lô cũng cảnh báo anh em đồng đạo về tinh thần tương tự. Ông gọi đó là “tinh thần đang tác động trên những kẻ bất phục tùng”. (Đọc Ê-phê-sô 2:1-3). Thật đáng khen khi những tín đồ trẻ nhận ra mình cần tránh tinh thần đó và làm việc hợp nhất với anh em đồng đạo. Thái độ như thế phù hợp với lời của Phao-lô. Ông nói: “Chúng ta là các chi thể thuộc về một thân” (Ê-phê 4:25). Khi thế gian già cỗi này đang tiến gần đến thời điểm kết thúc, điều quan trọng hơn bao giờ hết là làm việc hợp nhất. Xem xét vài gương trong Kinh Thánh giúp chúng ta nhận ra việc cần gắn bó và hợp nhất với nhau.
HỌ GẮN BÓ VỚI NHAU
5, 6. Qua lời tường thuật về Lót và hai con gái, chúng ta rút ra bài học nào về việc gắn bó với nhau?
5 Trong quá khứ, Đức Giê-hô-va đã che chở dân ngài khi họ gắn bó và hỗ trợ nhau để đương đầu với những thời điểm khó khăn. Các tôi tớ của Đức Chúa Trời thời hiện đại, dù trẻ hay cao niên, đều có thể rút ra bài học từ những gương trong Kinh Thánh. Hãy xem gương của Lót.
6 Lót và gia đình đang ở trong tình cảnh nguy hiểm vì sự hủy diệt sắp giáng trên thành Sô-đôm, nơi họ sinh sống. Các thiên sứ của Đức Chúa Trời thúc giục Lót ra khỏi thành và tìm nơi ẩn náu an toàn trên núi. Thiên sứ nói với họ: “Hãy chạy trốn cứu lấy mạng” (Sáng 19:12-22). Lót đã vâng lời, và hai con gái sẵn lòng cùng cha rời khỏi thành. Đáng buồn là những người thân thiết khác không làm theo sự chỉ dẫn. Khi Lót nói với hai chàng trai đã đính hôn với các con gái của ông về việc cần rời khỏi thành, họ “tưởng người nói chơi”. Vì thế, họ phải trả giá bằng mạng sống (Sáng 19:14). Chỉ có Lót và hai con gái được sống sót vì họ đã gắn bó với nhau.
7. Khi dân Y-sơ-ra-ên rời Ai Cập, Đức Giê-hô-va đã giúp những người thể hiện tinh thần hợp nhất như thế nào?
7 Hãy xem một trường hợp khác. Khi dân Y-sơ-ra-ên rời Ai Cập, họ không chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm chọn lối đi riêng. Khi Môi-se “giơ tay ra trên biển” và Đức Giê-hô-va rẽ nước ra, Môi-se đã không đi qua đó một mình hoặc chỉ đi với vài người Y-sơ-ra-ên. Thay vì thế, dưới sự che chở của Đức Giê-hô-va, cả hội chúng băng qua biển (Xuất 14:21, 22, 29, 30). Họ thể hiện tinh thần hợp nhất, và cùng đi với họ là “vô-số người ngoại-bang”, tức những người không phải là dân Y-sơ-ra-ên nhưng đứng về phía Đức Giê-hô-va (Xuất 12:38). Thật không thể tưởng tượng nếu một số người, có lẽ là nhóm người trẻ, tự tách khỏi hội chúng và đi theo con đường mình thích. Chẳng phải là thiếu khôn ngoan khi làm thế và đánh mất cơ hội được Đức Giê-hô-va che chở sao?—1 Cô 10:1.
8. Vào thời của Giô-sa-phát, dân Đức Chúa Trời đã thể hiện sự hợp nhất như thế nào?
8 Vào thời vua Giô-sa-phát, dân Đức Chúa Trời đối mặt với kẻ thù hùng mạnh, đó là “một đám quân rất đông” đến từ những vùng xung quanh (2 Sử 20:1, 2). Điều đáng khen là các tôi tớ của Đức Chúa Trời không cố chiến đấu với kẻ thù bằng sức riêng. Thay vì thế, họ tìm cầu Đức Giê-hô-va. (Đọc 2 Sử-ký 20:3, 4). Mỗi người Y-sơ-ra-ên không cố tự tìm ra giải pháp, nhưng họ hợp lại với nhau. Kinh Thánh cho biết: “Cả Giu-đa đều đứng tại trước mặt Đức Giê-hô-va với các đứa nhỏ, vợ, và con-cái mình” (2 Sử ). Dù là tín đồ trẻ hay cao niên, họ đều tin cậy Đức Giê-hô-va và vâng theo chỉ dẫn của ngài. Đức Giê-hô-va đã che chở họ khỏi kẻ thù ( 20:132 Sử 20:20-27). Chẳng phải đây là gương tốt về cách dân Đức Chúa Trời đối phó trước những thử thách, với tư cách là một nhóm sao?
9. Chúng ta học được điều gì về sự hợp nhất trong thái độ và hành động của các tín đồ thời ban đầu?
9 Tín đồ thời ban đầu cũng được người ta biết đến về sự hợp nhất. Chẳng hạn, sau khi nhiều người Do Thái và người ngoại trở thành tín đồ đạo Đấng Ki-tô, “họ chuyên tâm học hỏi nơi các sứ đồ, chia sẻ với nhau mọi thứ, cùng nhau dùng bữa và bền lòng cầu nguyện” (Công 2:42). Sự hợp nhất này được thấy rõ trong thời kỳ bắt bớ. Đây là lúc anh em đồng đạo đặc biệt cần có nhau (Công 4:23, 24). Hẳn bạn đồng ý rằng trong những thời điểm khó khăn, việc gắn bó là điều thiết yếu.
HÃY HỢP NHẤT VÌ NGÀY CỦA ĐỨC GIÊ-HÔ-VA ĐÃ GẦN
10. Sự hợp nhất trong thời điểm nào là đặc biệt quan trọng?
10 Chẳng bao lâu nữa, chúng ta sẽ đối mặt với một trong những giai đoạn đen tối nhất của lịch sử nhân loại. Nhà tiên tri Giô-ên miêu tả đó là “ngày mờ-mịt và tối-tăm” (Giô-ên 2:1, 2; Sô 1:14). Vào thời điểm ấy, dân Đức Chúa Trời cần hợp nhất hơn bao giờ hết. Hãy nhớ Chúa Giê-su từng nói: “Nước nào chia rẽ thì tan hoang”.—Mat 12:25.
11. Hình ảnh ví von nào trong Thi-thiên 122:3, 4 có thể áp dụng cho dân Đức Chúa Trời ngày nay? (Xem hình nơi đầu bài).
11 Trong hoạn nạn sắp đến của thế gian, chúng ta đặc biệt cần sự hợp nhất. Sự hợp nhất về thiêng liêng mà chúng ta cần trong vòng anh em có thể ví như cách những tòa nhà của Giê-ru-sa-lem xưa được xây. Những ngôi nhà này được xây sát nhau đến mức người viết Thi-thiên miêu tả rằng Giê-ru-sa-lem là một thành “kết nhau tề-chỉnh [“nối kết nhau chặt chẽ”, Đặng Ngọc Báu]”. Nhờ thế, dân cư trong thành có thể giúp đỡ và bảo vệ lẫn nhau. Ngoài ra, hình ảnh những ngôi nhà được xây sát nhau có thể khiến chúng ta liên tưởng đến sự hợp nhất về thiêng liêng của “các chi-phái của Đức Giê-hô-va” khi họ nhóm hiệp lại với tư cách là một dân để thờ phượng. (Đọc Thi-thiên 122:3, 4). Ngay bây giờ và trong thời kỳ rất khó đương đầu sắp đến, chúng ta cần “nối kết nhau chặt chẽ”.
12. Điều gì sẽ giúp chúng ta sống sót trong cuộc tấn công sắp đến nhắm vào dân của Đức Chúa Trời?
12 Tại sao việc chúng ta “nối kết nhau chặt chẽ” trong hoạn nạn lớn là điều rất quan trọng? Ê-xê-chi-ên chương 38 báo trước rằng “Gót ở đất Ma-gốc” sẽ tấn công dân Đức Chúa Trời. Đó không phải là lúc để bất cứ điều gì chia rẽ chúng ta. Chắc chắn, chúng ta không muốn tìm sự hỗ trợ nơi thế gian. Thay vì thế, chúng ta muốn gắn bó chặt chẽ với anh em đồng đạo. Dĩ nhiên, chúng ta sẽ không được cứu chỉ vì mình thuộc về một tổ chức nào đó. Đức Chúa Trời và Con ngài sẽ che chở những người cầu khẩn danh Đức Giê-hô-va khỏi thời kỳ khốn khổ (Giô-ên 2:32; Mat 28:20). Vậy có hợp lý không khi nghĩ rằng những người không giữ hợp nhất với dân Đức Chúa Trời, tức những người tự trôi dạt, sẽ được cứu?—Mi 2:12.
13. Những tín đồ trẻ học được gì qua những điều chúng ta vừa xem xét?
13 Chẳng phải rõ ràng là thiếu khôn ngoan khi theo cách của những tín đồ trẻ tự cô lập trong một thế giới riêng sao? Chúng ta đang tiến gần thời điểm mà sự gắn bó cần thiết hơn bao giờ hết. Chúng ta phải gắn bó với tất cả anh em, dù trẻ tuổi hay cao niên! Đúng vậy, giờ đây là lúc phải gắn bó với nhau và vun trồng sự hợp nhất—điều trọng yếu trong những ngày sắp tới.
“CÁC CHI THỂ THUỘC VỀ MỘT THÂN”
14, 15. (a) Đức Giê-hô-va huấn luyện những tín đồ trẻ và cao niên ngày nay nhằm mục đích nào? (b) Để có sự hợp nhất, Đức Giê-hô-va khuyên chúng ta làm gì?
14 Đức Giê-hô-va đang giúp chúng ta “kề vai sát cánh phụng sự” ngài (Sô 3:8, 9, Các Giờ Kinh Phụng Vụ). Ngài huấn luyện chúng ta sao cho phù hợp với ý định muôn đời của ngài. Ý định này bao hàm điều gì? Đó là ‘nhóm hiệp muôn vật trong Đấng Ki-tô’. (Đọc Ê-phê-sô 1:9, 10). Quả thật, ngài muốn hợp nhất mọi tạo vật trên khắp vũ trụ sẵn lòng thờ phượng ngài, và ngài sẽ hoàn thành ý định này. Chẳng phải điều này giúp bạn, một tín đồ trẻ, thấy cần phải hợp nhất với tổ chức của Đức Giê-hô-va sao?
15 Đức Giê-hô-va đang huấn luyện chúng ta để có sự hợp nhất ngay bây giờ hầu chúng ta sống hòa thuận với nhau trong thế giới mới. Nhiều lần, Kinh Thánh nói rằng chúng ta “phải quan tâm lẫn nhau”, “yêu thương nhau”, ‘tiếp tục an ủi nhau’ và “giúp nhau vững mạnh” (1 Cô 12:25; Rô 12:10; 1 Tê 4:18; 5:11). Đức Giê-hô-va biết chúng ta là những người bất toàn, và điều này có thể cản trở sự hợp nhất. Vì vậy, chúng ta cần cố gắng để “sẵn lòng tha thứ nhau”.—Ê-phê 4:32.
16, 17. (a) Một trong những mục đích của các buổi nhóm họp là gì? (b) Những tín đồ trẻ có thể học được gì từ gương của Chúa Giê-su khi ngài còn trẻ?
16 Đức Giê-hô-va cũng cung cấp những buổi nhóm họp để giúp chúng ta học cách gắn bó với nhau. Chúng ta thường đọc lời khích lệ nơi Hê-bơ-rơ 10:24, 25. Một trong những mục đích của các buổi nhóm họp là “quan tâm đến nhau để khuyến giục nhau bày tỏ tình yêu thương và làm việc lành”. Điều đáng chú ý là những buổi nhóm họp được cung cấp để chúng ta có thể “khuyến khích nhau, và khi thấy ngày ấy gần kề thì [chúng ta] hãy làm như thế nhiều hơn nữa”.
17 Khi còn trẻ, Chúa Giê-su đã nêu gương tốt trong việc quý trọng những sắp đặt như thế. Lúc 12 tuổi, ngài cùng cha mẹ tham dự một cuộc họp lớn về thiêng liêng. Có một lúc, cha mẹ không tìm thấy ngài, nhưng không phải vì ngài đi chơi với các bạn. Thay vì thế, Giô-sép và Ma-ri tìm thấy ngài đang ngồi thảo luận những điều thiêng liêng với các thầy dạy đạo tại đền thờ.—Lu 2:45-47.
18. Lời cầu nguyện của chúng ta có thể góp phần vào sự hợp nhất như thế nào?
18 Ngoài việc vun trồng tình yêu thương với nhau và dùng các buổi nhóm
họp để củng cố sợi dây hợp nhất, chúng ta có thể cầu nguyện cho nhau. Qua việc cầu xin những điều cụ thể cho anh em, chúng ta được nhắc nhở là mình quan tâm đến nhau. Điều này không chỉ dành cho các tín đồ trưởng thành. Nếu là tín đồ trẻ, bạn có tận dụng những sắp đặt này để vun trồng sự gắn bó với gia đình thiêng liêng không? Khi làm thế, bạn có thể tin chắc rằng mình tách biệt khỏi thế gian già cỗi này khi nó bị kết liễu.HÃY CHO THẤY CHÚNG TA LÀ “CÁC BỘ PHẬN GẮN LIỀN VỚI NHAU”
19-21. (a) Chúng ta chứng tỏ là “các bộ phận gắn liền với nhau” qua một cách nổi bật nào? Hãy cho ví dụ. (b) Chúng ta rút ra bài học nào từ cách một số anh em ứng phó với thảm họa?
19 Nhiều ví dụ cho thấy dân của Đức Giê-hô-va đã sống phù hợp với nguyên tắc nơi Rô-ma 12:5. Câu này cho biết chúng ta là “các bộ phận gắn liền với nhau”. Điều này được thấy rõ khi có những thảm họa ập đến. Vào tháng 12 năm 2011, một cơn bão nhiệt đới đã gây ngập lụt nghiêm trọng cho đảo Mindanao ở Philippine. Chỉ trong một đêm, hơn 40.000 căn nhà bị ngập, trong đó có hàng chục ngôi nhà của anh em chúng ta. Tuy nhiên, văn phòng chi nhánh ở đấy báo cáo rằng “trước khi các ủy ban cứu trợ được triển khai, anh em đồng đạo từ những vùng khác đã trợ giúp”.
20 Tương tự, khi một trận động đất lớn và theo sau là sóng thần đổ bộ vào miền đông Nhật Bản, nhiều anh chị chịu đựng sự mất mát lớn. Một số anh chị hầu như mất tất cả. Chị Yoshiko, người bị mất nhà, sống cách xa Phòng Nước Trời khoảng 40km. Chị nói: “Thật ngạc nhiên khi thấy sau một ngày có động đất, giám thị vòng quanh và một anh khác đã đến tìm chúng tôi”. Chị cười tươi và cho biết thêm: “Chúng tôi rất quý trọng sự chăm sóc dư dật về thiêng liêng mà chúng tôi nhận được qua hội thánh. Ngoài ra, chúng tôi còn nhận được áo khoác, giày dép, túi xách và quần áo ngủ”. Một thành viên của ủy ban cứu trợ nhận xét: “Anh em từ khắp Nhật Bản đã hành động như thể là một và cố gắng giúp đỡ nhau. Thậm chí, những anh từ Hoa Kỳ cũng đến giúp. Khi được hỏi tại sao các anh lại vượt chặng đường xa như thế, họ chia sẻ: ‘Chúng tôi hợp nhất với anh em ở Nhật Bản, và họ cần sự trợ giúp’”. Bạn có hãnh diện khi thuộc về một tổ chức quan tâm chu đáo đến các thành viên không? Hãy tin chắc rằng Đức Giê-hô-va rất hài lòng khi thấy tinh thần hợp nhất như thế.
21 Ngày nay, việc thể hiện tinh thần này sẽ giúp chúng ta cùng đương đầu với những thử thách trong tương lai, ngay cả khi chúng ta bị mất liên lạc với các anh em sống tại một số nước trên thế giới. Thực tế, tinh thần hợp nhất rèn luyện chúng ta để đối mặt với những khó khăn rất có thể xảy ra khi thế gian già cỗi này đi đến hồi kết. Chị Fumiko, một nạn nhân của trận bão lớn ở Nhật Bản, nói: “Sự cuối cùng đã rất gần. Chúng ta cần tiếp tục trợ giúp anh em đồng đạo trong khi chờ đợi một thời kỳ sẽ không còn thảm họa”.
22. Sự hợp nhất của tín đồ đạo Đấng Ki-tô mang lại lợi ích lâu dài nào?
22 Để được sống sót khi thế gian chia rẽ và gian ác này bị hủy diệt, tín đồ trẻ và cao niên cần học cách cố gắng hợp nhất ngay từ bây giờ. Đức Chúa Trời sẽ giải cứu dân ngài như trong quá khứ (Ê-sai 52:9, 10). Hãy luôn nhớ rằng bạn có cơ hội ở trong số những người được giải cứu nếu bạn cố gắng thuộc về dân hợp nhất của Đức Chúa Trời. Ngoài ra, chúng ta cũng cần gia tăng lòng biết ơn về những gì mình nhận được. Điều này sẽ được thảo luận trong bài kế tiếp.