Chúa Giê-su dạy gì về địa ngục?
Chúa Giê-su dạy gì về địa ngục?
Chúa Giê-su nói: “Nếu mắt xui các con phạm tội, hãy móc nó đi! Thà chột mắt vào Nước Trời, còn hơn đủ hai mắt mà bị quăng vào hỏa ngục, nơi sâu bọ không hề chết và lửa không hề tàn”.—MÁC 9:47, 48, Bản Diễn Ý.
Một dịp khác, Chúa Giê-su nói về giai đoạn phán xét khi ngài phán với những kẻ làm ác: “Hãy xéo đi xa Ta, mà vào lửa đời đời đã dọn sẵn cho ma quỉ cùng chư thần của nó”. Ngài cũng nói họ sẽ “vào cực hình đời đời”.—MA-THI-Ơ 25:41, 46, Nguyễn Thế Thuấn.
Khi mới nghe lần đầu tiên, những lời này của Chúa Giê-su có vẻ ủng hộ giáo lý về lửa địa ngục. Dĩ nhiên, Chúa Giê-su không muốn dạy ngược lại với điều Kinh Thánh nói rõ: “Người chết chẳng biết gì cả”.—Truyền-đạo 9:5, Tòa Tổng Giám Mục.
Vậy, ý Chúa Giê-su là gì khi ngài nói một người có thể bị ném “vào hỏa ngục”? Chúa Giê-su nói về “lửa đời đời” theo nghĩa đen hay nghĩa bóng? Những người ác “vào cực hình đời đời” theo nghĩa nào? Chúng ta hãy lần lượt xem xét từng câu hỏi.
Khi nói một người bị quăng “vào hỏa ngục”, Chúa Giê-su có ý gì? Từ Hy Lạp nguyên thủy được dịch là “hỏa ngục” nơi Mác 9:47 là Geʹen·na (Ghê-hen-na). Từ này trong tiếng Do Thái cổ là Geh Hin·nomʹ, có nghĩa là “trũng Hi-nôm”. Trũng ấy nằm ngay bên ngoài thành Giê-ru-sa-lem cổ. Vào thời các vua Y-sơ-ra-ên, trũng Hi-nôm là nơi dâng con để tế thần—một thực hành gớm ghiếc của sự thờ phượng giả mà Đức Chúa Trời lên án. Đức Chúa Trời phán Ngài sẽ xử tử những ai làm như thế. Vì lý do đó, trũng Hi-nôm còn được gọi là “trũng của sự chém-giết”, nơi “những thây của dân nầy” sẽ bị bỏ ở đấy, không được chôn cất (Giê-rê-mi 7:30-34). Thế nên, Đức Giê-hô-va báo trước trũng này sẽ trở thành một nơi, không phải để hành hạ tội nhân còn sống, nhưng để chứa rác và tử thi.
Vào thời của Chúa Giê-su, cư dân thành Giê-ru-sa-lem dùng trũng Hi-nôm để đổ rác. Họ quăng xác những tên tội phạm xấu xa vào đấy và giữ cho lửa luôn cháy để thiêu hủy rác và xác chết.
Khi nói về sâu bọ không hề chết và lửa không hề tàn, dường như Chúa Giê-su muốn nhắc đến Ê-sai 66:24. Nói về “thây của những người đã bội-nghịch cùng [Đức Chúa Trời]”, Ê-sai cho biết “sâu chúng nó chẳng hề chết, lửa chúng nó chẳng hề tắt”. Chúa Giê-su và những người nghe ngài đều biết những lời này của Ê-sai muốn ám chỉ điều sẽ xảy ra cho xác của những người không xứng đáng được chôn cất.
Vì thế, Chúa Giê-su dùng trũng Hi-nôm, Ma-thi-ơ 10:28, TTGM ). Ghê-hen-na là hình ảnh tượng trưng cho sự chết vĩnh viễn, chứ không phải là sự hành hạ đời đời.
hay Ghê-hen-na, để làm hình ảnh thích hợp tượng trưng cho sự chết không có hy vọng sống lại. Ngài làm rõ nghĩa của từ Ghê-hen-na khi giải thích rằng Đức Chúa Trời “có thể tiêu diệt cả hồn [sự sống] lẫn xác trong hỏa ngục [tiếng Hy Lạp, Geʹen·na]” (“Lửa đời đời” mà Chúa Giê-su cảnh báo có nghĩa đen hay nghĩa tượng trưng? Hãy lưu ý rằng “lửa đời đời” mà Chúa Giê-su đề cập và được ghi lại nơi Ma-thi-ơ 25:41 được sắm sẵn “cho ma quỉ cùng chư thần của nó”. Bạn nghĩ lửa theo nghĩa đen có thể thiêu đốt các tạo vật thần linh không? Hay Chúa Giê-su dùng từ “lửa” theo nghĩa tượng trưng? Hiển nhiên “chiên” và “dê” mà Chúa Giê-su đề cập trước đó không được hiểu theo nghĩa đen, mà là hình ảnh tượng trưng cho hai nhóm người (Ma-thi-ơ 25:32, 33). Vậy, “lửa đời đời” sẽ hoàn toàn thiêu đốt những người ác theo nghĩa tượng trưng.
Người ác “vào cực hình đời đời” theo nghĩa nào? Trong phần lớn các bản dịch, từ Hy Lạp koʹla·sin nơi Ma-thi-ơ 25:46 được dịch là “cực hình” hay “hình phạt”, nhưng nghĩa cơ bản của nó là “kiềm hãm sự phát triển của cây” hoặc cắt tỉa những cành không cần thiết. Thế nên, trong khi những người như chiên nhận được sự sống vĩnh cửu, những người như dê không biết ăn năn sẽ chịu “cực hình đời đời”, vĩnh viễn mất sự sống—như những cành bị cắt bỏ.
Bạn nghĩ gì?
Chúa Giê-su không bao giờ dạy rằng con người có linh hồn bất tử, nhưng ngài thường Lu-ca 14:13, 14; Giăng 5:25-29; 11:25). Nếu Chúa Giê-su tin linh hồn của người chết là bất tử, vậy thì tại sao ngài nói họ sẽ được sống lại?
dạy về sự sống lại của người chết (Chúa Giê-su đã không dạy rằng Đức Chúa Trời nhẫn tâm hành phạt người ác đời đời. Thay vì vậy, ngài nói: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Giăng 3:16, TTGM ). Tại sao Chúa Giê-su ngụ ý những người không tin nơi ngài sẽ chết? Nếu ngài thật sự có ý là họ sẽ chịu đau khổ đời đời nơi lửa địa ngục, tại sao ngài không nói điều đó?
Giáo lý dạy rằng địa ngục là nơi thống khổ không dựa trên Kinh Thánh. Ngược lại, đó là niềm tin ngoại giáo giả mạo thành sự dạy dỗ của khối đạo Cơ đốc. (Xin xem khung “Tóm lược lịch sử của niềm tin về địa ngục” nơi trang 6). Đức Chúa Trời không hành phạt người ta đời đời trong địa ngục. Biết sự thật về địa ngục ảnh hưởng đến quan điểm của bạn về Đức Chúa Trời như thế nào?
[Khung nơi trang 6]
TÓM LƯỢC LỊCH SỬ CỦA NIỀM TIN VỀ ĐỊA NGỤC
BẮT NGUỒN TỪ NIỀM TIN NGOẠI GIÁO: Người Ai Cập cổ tin nơi lửa địa ngục. Sách Ȧm-Ṭuat đề năm 1375 TCN nói về những người “bị quăng chúi xuống các hố lửa; và. . . không bao giờ thoát khỏi đó, và. . . không thể thoát khỏi ngọn lửa”. Nhà triết học Hy Lạp là Plutarch, sống cách đây khoảng 1.900 năm, đã viết về những người ở cõi âm: “[Họ] kêu gào vì phải chịu những cực hình đáng sợ, bị trừng phạt một cách nhục nhã và đau đớn”.
LAN TRUYỀN ĐẾN ĐẠO DO THÁI: Sử gia sống vào thế kỷ thứ nhất là Josephus cho biết phái Essene, một giáo phái Do Thái, tin rằng “linh hồn bất tử, và tiếp tục sống mãi”. Ông nói thêm: “Quan điểm này cũng giống người Hy Lạp. . . Họ nghĩ những linh hồn xấu xa bị giam cầm trong một nơi tối tăm và đáng sợ, không ngừng chịu hành phạt”.
THÂM NHẬP VÀO KHỐI ĐẠO CƠ ĐỐC: Vào thế kỷ 2 CN, ngụy thư Khải thị của Phi-e-rơ (Apocalypse of Peter) nói về những kẻ làm ác: “Một ngọn lửa không hề tắt đang chờ đón họ”. Sách cũng nói thêm: “Thần thịnh nộ Ezrael mang những người đàn ông và đàn bà với nửa người đang cháy quăng vào nơi tối tăm, là địa ngục của loài người; và một thần thịnh nộ khác sẽ trừng phạt họ”. Trong cùng thời gian đó, nhà văn Theophilus của thành An-ti-ốt trích lời nữ tiên tri người Hy Lạp là Sibyl khi bà tiên tri về hình phạt của kẻ ác: “Ngọn lửa nóng bỏng sẽ giáng xuống ngươi, và ngươi sẽ bị đốt trong lửa mỗi ngày cho đến đời đời”. Ông Theophilus nói rằng đây là một trong những lời “chân thật, hữu ích và công bằng cho cả nhân loại”.
ĐỊA NGỤC ĐƯỢC DÙNG ĐỂ BÀO CHỮA CHO SỰ TÀN BẠO VÀO THỜI TRUNG CỔ: Nữ hoàng Anh Quốc là Mary I (1553-1558) được mệnh danh là “Mary đẫm máu” vì đã thiêu sống gần 300 tín đồ Tin Lành trên cây cột. Người ta cho biết bà đã tuyên bố: “Vì linh hồn của những kẻ dị giáo về sau sẽ bị đốt cháy đời đời trong địa ngục, nên điều hợp lý là ta phải noi theo sự báo thù của Thiên Chúa bằng cách thiêu chúng khi chúng còn sống trên đất”.
ĐỊNH NGHĨA HIỆN NAY: Trong những năm gần đây, một số tổ chức tôn giáo đã chỉnh sửa giáo lý về địa ngục. Chẳng hạn, năm 1995, Hội đồng Giáo lý Anh giáo cho biết: “Hỏa ngục không phải là sự hành khổ đời đời, mà là sự lựa chọn cuối cùng và dứt khoát của một cá thể nhất quyết cự tuyệt Đức Chúa Trời đến nỗi kết cuộc duy nhất là cá thể ấy không còn hiện hữu”.
[Khung/Hình nơi trang 7]
“HỒ LỬA” LÀ GÌ?
Khải-huyền 20:10 nói Ma-quỉ sẽ bị ném xuống “hồ lửa” và “phải chịu khổ cả ngày lẫn đêm cho đến đời đời”. Nếu Ma-quỉ bị hành phạt đời đời, hẳn Đức Chúa Trời phải để cho hắn sống, nhưng Kinh Thánh cho biết Chúa Giê-su sẽ “phá-diệt” hắn (Hê-bơ-rơ 2:14). Hồ lửa theo nghĩa bóng tượng trưng cho “sự chết thứ hai” (Khải-huyền 21:8). Đây không phải là sự chết được đề cập lần đầu tiên trong Kinh Thánh—sự chết vì tội lỗi của A-đam. Người nào ở trong sự chết vì tội lỗi A-đam có thể được giải thoát qua sự sống lại (1 Cô-rinh-tô 15:21, 22). Vì Kinh Thánh không nói “hồ lửa” sẽ thả những người trong đó ra, vậy “sự chết thứ hai” hẳn ám chỉ một sự chết khác, chết mà không có hy vọng sống lại.
Những người trong “hồ lửa” chịu khổ đời đời theo nghĩa nào? Đôi khi từ “chịu khổ” có nghĩa là “kiềm giữ” một người. Có lần, khi Chúa Giê-su gặp các quỉ, chúng la lên: “Có phải Ngài đến đây để làm khổ chúng tôi [kiềm giữ chúng tôi nơi vực sâu] trước kỳ không?” (Ma-thi-ơ 8:29; Lu-ca 8:30, 31). Vì vậy, nói về “hồ lửa”, tất cả những ai ở trong đó sẽ “chịu khổ” theo nghĩa bị kiềm giữ đời đời, tức ở trong “sự chết thứ hai”.