Tại sao Chúa Giê-su không tham gia chính trị?
Tại sao Chúa Giê-su không tham gia chính trị?
Hãy hình dung bối cảnh diễn ra vào năm 32 công nguyên. Hoàng hôn sắp buông xuống. Chúa Giê-su, Đấng Mê-si được báo từ trước, đã được nhiều người biết đến vì có khả năng chữa bệnh và ngay cả làm người chết sống lại. Hôm đó, ngài khiến hàng ngàn người kinh ngạc qua việc làm phép lạ và dạy dỗ về Đức Chúa Trời. Bấy giờ, Chúa Giê-su chia đám đông đang đói ra thành những nhóm nhỏ. Ngài cầu nguyện với Đức Giê-hô-va và làm phép lạ cung cấp đồ ăn cho họ, rồi ngài cho nhặt đồ ăn còn dư hầu tránh lãng phí. Mọi người phản ứng thế nào?—Giăng 6:1-13.
Sau khi chứng kiến phép lạ của Chúa Giê-su và sự lãnh đạo tuyệt vời của ngài trong việc dẫn dắt lẫn chăm sóc nhu cầu của đoàn dân, họ kết luận Chúa Giê-su hẳn là một vị vua hoàn hảo (Giăng 6:14). Phản ứng của họ không có gì ngạc nhiên vì họ rất cần một nhà cai trị tốt, hữu hiệu; quê hương yêu dấu của họ đang bị nhà cai trị nước ngoài áp bức. Do đó, họ cố ép Chúa Giê-su tham gia chính trị. Ghi nhớ bối cảnh đó, chúng ta hãy xem cách ngài phản ứng.
Giăng 6:15 ghi lại: “Đức Chúa Jêsus biết chúng có ý đến ép Ngài để tôn làm vua, bèn lui ở một mình trên núi”. Lập trường của Chúa Giê-su rất dứt khoát. Ngài tuyệt đối không tham gia chính trị tại quê nhà. Lập trường của Chúa Giê-su không bao giờ thay đổi. Ngài nói rằng các môn đồ của ngài cũng thế (Giăng 17:16). Tại sao Chúa Giê-su có lập trường này?
Tại sao Chúa Giê-su chọn trung lập?
Sự trung lập của Chúa Giê-su về các vấn đề chính trị của thế gian này là hoàn toàn dựa trên các nguyên tắc Kinh Thánh. Chúng ta hãy xem xét hai nguyên tắc.
“Người nầy cai-trị trên người kia mà làm tai hại cho người ấy” (Truyền-đạo 8:9). Đó là những gì Kinh Thánh nói về sự cai trị của con người trong lịch sử. Hãy nhớ rằng Chúa Giê-su đã hiện hữu với tư cách là một thần linh trên trời rất lâu trước khi xuống thế làm người (Giăng 17:5). Do đó, ngài biết rằng con người, tuy có ý tốt, nhưng không có khả năng để chăm lo một cách thích đáng cho những nhu cầu của hàng tỉ người; họ cũng không được tạo ra để làm thế (Giê-rê-mi 10:23). Chúa Giê-su biết rằng giải pháp cho các vấn đề của nhân loại không thuộc về chính phủ loài người.
“Cả thế-gian đều phục dưới quyền ma-quỉ” (1 Giăng 5:19). Bạn có sửng sốt trước câu này không? Nhiều người đã có cảm giác đó. Họ nghĩ đến những người có lòng thành tham gia chính trị vì muốn thế giới này trở nên một nơi tốt đẹp và an toàn hơn. Tuy nhiên, dù đã cố gắng nhưng những nhà cai trị ngay thẳng nhất cũng không thể cưỡng lại được ảnh hưởng của một nhân vật mà Chúa Giê-su gọi là “vua-chúa của thế-gian nầy” (Giăng 12:31; 14:30). Đó là lý do Chúa Giê-su nói với một nhà chính trị: “Nước của ta chẳng phải thuộc về thế-gian nầy” (Giăng 18:36). Chúa Giê-su là vị vua tương lai của Nước Đức Chúa Trời ở trên trời. Nếu tham gia chính trị, ngài không trung thành với Nước của Cha ngài.
Vậy, Chúa Giê-su có dạy môn đồ được miễn các nghĩa vụ với chính phủ thế tục không? Không. Trái lại, ngài dạy họ cách để có sự cân bằng hợp lý giữa những trách nhiệm đối với Đức Chúa Trời và nghĩa vụ với các chính phủ loài người.
Chúa Giê-su tôn trọng chính quyền
Khi đang giảng dạy tại đền thờ, những người chống đối cố đẩy ngài vào tình thế khó xử. Họ hỏi người ta có nên nộp thuế hay không. Nếu Chúa Giê-su nói không, câu trả lời đó có hàm ý là ngài nổi loạn, khích động tinh thần chống đối giữa những người bị áp bức muốn thoát khỏi ách thống trị của La Mã. Nếu nói có, nhiều người sẽ nghĩ rằng Chúa Giê-su lờ đi sự bất công họ gặp phải. Câu trả lời của Chúa Giê-su vô cùng thăng bằng. Ngài nói: “Của Sê-sa hãy trả lại cho Sê-sa, của Đức Chúa Trời hãy trả lại cho Đức Chúa Trời” (Lu-ca 20:21-25). Vì thế, môn đồ ngài có bổn phận đối với Đức Chúa Trời lẫn Sê-sa, tức chính phủ loài người.
Các chính phủ góp phần duy trì trật tự. Họ có quyền đòi hỏi dân chúng phải lương thiện, nộp thuế và tuân theo luật pháp. Chúa Giê-su nêu gương mẫu nào trong việc dùng ‘của Sê-sa trả lại cho Sê-sa’? Chúa Giê-su được nuôi dạy bởi cha mẹ là những người tuân thủ luật pháp ngay dù không thuận lợi cho họ. Chẳng hạn, ông Giô-sép và người vợ đang mang thai, bà Ma-ri, đi 150km để đến Bết-lê-hem theo chiếu chỉ kê khai dân số của người La Mã (Lu-ca 2:1-5). Giống như họ, Chúa Giê-su tôn trọng luật pháp, ngay cả việc nộp thuế, điều mà ngài không có bổn phận phải làm (Ma-thi-ơ 17:24-27). Ngài cũng cẩn thận tránh lạm quyền trong những vấn đề thế tục (Lu-ca 12:13, 14). Chúng ta có thể nói rằng Chúa Giê-su tôn trọng bộ máy chính quyền dù ngài không tham gia. Tuy nhiên, Chúa Giê-su có ý gì khi nói “của Đức Chúa Trời hãy trả lại cho Đức Chúa Trời”?
Cách Chúa Giê-su dùng ‘của Đức Chúa Trời trả lại cho Đức Chúa Trời’
Có lần người ta hỏi Chúa Giê-su điều gì là quan trọng nhất trong luật pháp Đức Ma-thi-ơ 22:37-39). Chúa Giê-su dạy rằng “của Đức Chúa Trời hãy trả lại cho Đức Chúa Trời”, vậy thì điều đầu tiên chúng ta nợ Ngài là tình yêu thương, gồm sự hết lòng và trung thành tuyệt đối.
Chúa Trời ban cho con người. Ngài trả lời: “Ngươi hãy hết lòng, hết linh-hồn, hết ý mà yêu-mến Chúa, là Đức Chúa Trời ngươi. Ấy là điều-răn thứ nhứt và lớn hơn hết. Còn điều-răn thứ hai đây, cũng như vậy: Ngươi hãy yêu kẻ lân-cận như mình” (Tình yêu thương ấy có thể bị phân hai không? Có thể nào lòng trung thành của chúng ta một phần dành cho Đức Chúa Trời và chính phủ trên trời của Ngài, còn phần kia dành cho chính phủ thế tục không? Chính Chúa Giê-su đã nêu lên nguyên tắc: “Chẳng ai được làm tôi hai chủ; vì sẽ ghét người nầy mà yêu người kia, hoặc trọng người nầy mà khinh người kia” (Ma-thi-ơ 6:24). Trong câu này, Chúa Giê-su nói về lòng trung thành đã bị phân chia cho Đức Chúa Trời và Ma-môn, tức tiền bạc. Nhưng, rõ ràng ngài tin là nguyên tắc ấy cũng áp dụng cho các vấn đề liên quan đến chính trị, như các môn đồ ngài đã áp dụng vào thế kỷ thứ nhất.
Tài liệu xưa nhất cho thấy môn đồ Chúa Giê-su thời xưa không hề tham gia chính trị. Vì dành sự thờ phượng cho Đấng mà Chúa Giê-su thờ phượng, nên họ từ chối tuyên thệ trung thành với La Mã cũng như hoàng đế của nước này, không nhập ngũ và làm quan chức. Kết quả là họ bị ghen ghét. Đôi khi những kẻ thù buộc tội họ là những người thù ghét nhân loại. Những lời buộc tội đó có đúng không?
Môn đồ chân chính của Chúa Giê-su quan tâm đến người khác
Hãy nhớ lại điều răn quan trọng thứ hai của Đức Chúa Trời mà Chúa Giê-su đã phán: “Ngươi hãy yêu kẻ lân-cận như mình”. Rõ ràng, môn đồ chân chính của Chúa Giê-su Mác 5:25-34; Giăng 2:1-10.
không được phép ghét nhân loại. Chúa Giê-su yêu con người, hết lòng vì họ và thậm chí giúp họ trong những nhu cầu thường ngày.—Tuy nhiên, chủ yếu người ta biết đến Chúa Giê-su vì lý do nào? Người ta không gọi ngài là “người chữa bệnh”, “người cung cấp thức ăn cho hàng ngàn người” và ngay cả “người làm người chết sống lại”, dù những điều đó rất phi thường, nhưng là “Thầy” (Giăng 1:38; 13:13). Chúa Giê-su giải thích lý do chính mà ngài xuống thế là dạy người ta về Nước Đức Chúa Trời.—Lu-ca 4:43.
Đó là lý do các môn đồ chân chính của Chúa Giê-su hết lòng với công việc mà Thầy của họ đã làm khi ở trên đất: dạy người ta tin mừng về Nước Đức Chúa Trời. Chúa Giê-su giao cho tất cả môn đồ ngài trách nhiệm dạy mọi người về đề tài đó (Ma-thi-ơ 24:14; 28:19, 20). Chính phủ bất diệt ấy sẽ cai trị mọi tạo vật của Đức Chúa Trời dựa trên luật pháp về tình yêu thương. Chính phủ này sẽ hoàn thành ý định của Đức Chúa Trời, thậm chí loại trừ sự đau khổ và chết chóc (Ma-thi-ơ 6:9, 10; Khải-huyền 21:3, 4). Vì thế, không lạ gì khi Kinh Thánh nói thông điệp của Chúa Giê-su là tin mừng!—Lu-ca 8:1.
Vậy, nếu đang tìm những môn đồ chân chính của Chúa Giê-su vào thời nay, làm sao bạn nhận diện được họ? Họ có tham gia chính trị không? Hay họ đang thực hiện nhiệm vụ quan trọng giống như Chúa Giê-su, đó là rao giảng và dạy dỗ về Nước Đức Chúa Trời?
Bạn có muốn biết thêm về Nước Đức Chúa Trời không? Chính phủ này ảnh hưởng đến đời sống hiện nay của bạn ra sao? Chúng tôi khuyến khích bạn liên lạc với Nhân Chứng Giê-hô-va tại địa phương hoặc truy cập trang web chính thức của họ: www.watchtower.org.
[Khung/Hình nơi trang 24, 25]
Nhân Chứng Giê-hô-va có giúp ích cho cộng đồng không?
Nhân Chứng Giê-hô-va đứng trung lập về chính trị. Tuy nhiên, họ hết lòng giúp người thuộc mọi chủng tộc và văn hóa trong cộng đồng. Hãy xem vài sự kiện:
▪ Nhân Chứng Giê-hô-va gồm hơn bảy triệu người tình nguyện, dành ra hơn 1,5 tỉ giờ mỗi năm để dạy người ta biết Kinh Thánh, làm sao sách này có thể giúp họ khắc phục những thực hành và thói quen xấu, xây dựng gia đình hạnh phúc cũng như những điều khác góp phần cải thiện đời sống.
▪ Họ in ấn và phân phát tạp chí (miễn phí) trong hơn 500 ngôn ngữ, bao gồm một số ngôn ngữ mà không có sách báo nào in ra trong tiếng đó.
▪ Họ hướng dẫn các khóa học kỹ năng nói trước công chúng, giúp hàng triệu người học cách nói năng rõ ràng, khéo léo.
▪ Họ bảo trợ các chương trình xóa mù chữ, giúp hàng chục ngàn người trên khắp thế giới biết đọc biết viết.
▪ Họ lập hơn 400 Ủy ban xây cất vùng trên khắp thế giới để huấn luyện các tình nguyện viên kỹ năng xây cất hầu xây dựng những trung tâm giáo dục về Kinh Thánh. Trong thập kỷ vừa qua, có hơn 20.000 nơi thờ phượng hoặc Phòng Nước Trời đã được xây cất.
▪ Họ tham gia công tác cứu trợ trên khắp thế giới hầu giúp đỡ các Nhân Chứng và những người khác. Trong vòng hai năm gần đây, có nhiều cơn bão quét qua Hoa Kỳ, các Nhân Chứng tình nguyện xây lại hơn 90 Phòng Nước Trời và 5.500 ngôi nhà.
[Hình nơi trang 23]
Khi người ta ép Chúa Giê-su tham gia chính trị, ngài lui ra “ở một mình trên núi”