Đức Chúa Trời có một tổ chức không?
Đức Chúa Trời có một tổ chức không?
Mọi công trình sáng tạo của Đức Chúa Trời đều có sự trật tự. Hãy lấy một tế bào men làm thí dụ. Tế bào “đơn giản” này được tổ chức một cách đáng kinh ngạc. Số lượng các thành phần của tế bào này tương đương với tổng số các bộ phận trong một chiếc máy bay Boeing 777. Thế nhưng, tất cả các thành phần của tế bào men có vị trí cố định và nằm gọn trong một khối cầu có đường kính năm micron *. Không giống như các máy bay, tế bào men còn có khả năng tự tái tạo. Thật là một kỳ công về sự tổ chức và trật tự!—1 Cô-rinh-tô 14:33.
Không chỉ thế giới vật chất mới có sự trật tự. Kinh Thánh cho biết cõi thần linh cũng được tổ chức rất trật tự, theo đúng mục đích của Đấng Tạo Hóa. Trong một sự hiện thấy, nhà tiên tri Đa-ni-ên chứng kiến muôn vàn thiên sứ đứng trước ngôi của Đức Chúa Trời: “Ngàn ngàn hầu-hạ Ngài và muôn muôn đứng trước mặt Ngài” (Đa-ni-ên 7:9, 10). Hãy hình dung hơn một trăm triệu thiên sứ phải được tổ chức chặt chẽ đến mức nào để có thể thi hành mệnh lệnh của Đức Chúa Trời, bao gồm cả việc giúp đỡ những người thờ phượng Ngài trên đất!—Thi-thiên 91:11.
Mặc dù Giê-hô-va Đức Chúa Trời là Đấng Tổ Chức Tối Cao, nhưng Ngài không lạnh lùng hay cứng nhắc. Trái lại, Ngài là Đức Chúa Trời nồng ấm, hạnh phúc và luôn quan tâm đến các tạo vật (1 Ti-mô-thê 1:11; 1 Phi-e-rơ 5:7). Cách Ngài đối xử với dân Y-sơ-ra-ên xưa và các môn đồ Chúa Giê-su vào thế kỷ thứ nhất là bằng chứng cho thấy điều đó.
Dân Y-sơ-ra-ên xưa—Một quốc gia có tổ chức
Đức Giê-hô-va giao cho Môi-se nhiệm vụ tổ chức người Y-sơ-ra-ên để họ trở thành dân riêng của Ngài. Hãy xem xét cách tổ chức trại khi dân Y-sơ-ra-ên đi trong đồng vắng Si-na-i. Nếu các gia đình đóng trại ở bất cứ chỗ nào họ muốn, chắc chắn sẽ xảy ra sự lộn xộn. Vì thế, Đức Giê-hô-va đã ban những chỉ dẫn cụ thể về vị trí đóng trại của từng chi phái (Dân-số Ký 2:1-34). Ngoài ra, Luật pháp Môi-se cũng đưa ra những chỉ dẫn liên quan đến vấn đề giữ gìn sức khỏe và vệ sinh, chẳng hạn cách giữ vệ sinh khi đi ngoài.—Phục-truyền Luật-lệ Ký 23:12, 13.
Khi vào Đất Hứa, dân Y-sơ-ra-ên trở thành một quốc gia được tổ chức chặt chẽ trong nhiều phương diện. Cả nước được chia thành 12 chi phái, mỗi chi phái được giao cho một vùng đất. Qua Môi-se, Đức Giê-hô-va ban cho dân này một bộ luật chi phối mọi khía cạnh trong đời sống của họ, chẳng hạn như sự thờ phượng, hôn nhân, gia đình, giáo dục, chế độ ăn uống, kinh doanh, trồng trọt, chăn nuôi v.v. Dù có một số điều luật rất chi tiết, nhưng tất cả các điều luật cho thấy lòng quan tâm của Đức Giê-hô-va và góp phần mang lại hạnh phúc cho dân Ngài. Nhờ vâng theo các sắp đặt yêu thương ấy, dân Y-sơ-ra-ên được hưởng ân huệ đặc biệt từ Ngài.—Thi-thiên 147:19, 20.
Tuy Môi-se là nhà lãnh đạo có tài, nhưng sự thành công của ông không phụ thuộc vào tài năng mà phụ thuộc vào việc ông vâng theo sự Xuất Ê-díp-tô Ký 13:21, 22). Dù sử dụng con người để lãnh đạo nhưng chính Đức Giê-hô-va mới là Đấng tổ chức và hướng dẫn dân Ngài. Ngài cũng làm thế vào thế kỷ thứ nhất.
sắp đặt của Đức Chúa Trời. Chẳng hạn, làm sao Môi-se biết được đường đi trong hành trình băng qua đồng vắng? Đức Giê-hô-va đã dùng trụ mây vào ban ngày và trụ lửa vào ban đêm để hướng dẫn ông (Hội thánh thời ban đầu được tổ chức cách trật tự
Vào thế kỷ thứ nhất, nhờ lòng sốt sắng rao truyền tin mừng của các sứ đồ và môn đồ, nhiều hội thánh đã được thành lập ở châu Á và châu Âu. Dù nằm rải rác, nhưng đó không phải là các nhóm độc lập. Các hội thánh được tổ chức cách trật tự và nhận được sự chỉ dẫn yêu thương của các sứ đồ. Chẳng hạn, sứ đồ Phao-lô đã cử Tít đến Cơ-rết “đặng sắp-đặt mọi việc” (Tít 1:5). Ngoài ra, trong thư gửi cho hội thánh Cô-rinh-tô, sứ đồ Phao-lô cho biết một số anh giữ trách nhiệm “cai-quản”. Nhờ ai mà có sự trật tự như thế? Sứ đồ Phao-lô nói rằng “Đức Chúa Trời đã sắp-đặt” hội thánh.—1 Cô-rinh-tô 12:24.
Những người được bổ nhiệm để coi sóc hội thánh không “cai-trị” anh em đồng đạo. Trái lại, họ cùng làm việc với anh em, theo sự chỉ dẫn của thánh linh Đức Chúa Trời và phải nêu “gương tốt cho cả bầy” (2 Cô-rinh-tô 1:24; 1 Phi-e-rơ 5:2, 3). Chính Chúa Giê-su, sau khi được sống lại và về trời, là “đầu Hội-thánh” chứ không phải là người phàm hay nhóm người bất toàn nào.—Ê-phê-sô 5:23.
Khi hội thánh Cô-rinh-tô bắt đầu có những cách hoạt động không giống với các hội thánh khác, sứ đồ Phao-lô viết cho họ: “Có phải là đạo Đức Chúa Trời ra từ nơi anh em, hoặc chỉ đến cùng anh em mà thôi chăng?” (1 Cô-rinh-tô 14:36). Ông dùng câu hỏi này để sửa lại quan điểm của họ, và giúp họ hiểu rằng không nên hoạt động độc lập. Chỉ khi nào làm theo những chỉ dẫn của các sứ đồ, các hội thánh mới phát triển.—Công-vụ 16:4, 5.
Cách Đức Chúa Trời bày tỏ tình yêu thương
Ngày nay thì sao? Nhiều người ngần ngại tham gia vào một tổ chức tôn giáo. Tuy nhiên, những bằng chứng trong Kinh Thánh cho thấy Đức Chúa Trời luôn dùng tổ chức của Ngài để thực hiện ý định. Đức Chúa Trời đã tổ chức dân Y-sơ-ra-ên xưa và các hội thánh thời ban đầu để thờ phượng Ngài.
Vậy, chẳng phải là hợp lý khi kết luận rằng Giê-hô-va Đức Chúa Trời vẫn hướng dẫn dân sự Ngài vào thời nay sao? Việc tổ chức và hợp nhất những người thờ phượng là một cách Đức Chúa Trời bày tỏ tình yêu thương đối với họ. Ngày nay, Đức Giê-hô-va sử dụng tổ chức của Ngài để hoàn thành ý định đối với nhân loại. Vậy, làm sao có thể nhận ra tổ chức của Ngài? Hãy xem các tiêu chuẩn dưới đây.
▪ Những môn đồ chân chính của Chúa Giê-su được tổ chức để hoàn tất một công việc đặc biệt (Ma-thi-ơ 24:14; 1 Ti-mô-thê 2:3, 4). Chúa Giê-su ban cho các môn đồ mệnh lệnh là phải rao truyền tin mừng cho khắp mọi dân. Công việc này sẽ không thể thực hiện được nếu không có một tổ chức quốc tế. Để minh họa, bạn có thể thấy dễ dàng nếu chỉ chu cấp lương thực cho một người. Nhưng nếu phải chu cấp cho hàng ngàn người hay hàng triệu người, hẳn là bạn cần có một nhóm được tổ chức tốt, phối hợp làm việc với nhau. Để hoàn tất sứ mạng của mình, các môn đồ của Chúa Giê-su cùng phụng sự “kề vai sát cánh” (Sô-phô-ni 3:9, Các Giờ Kinh Phụng Vụ). Liệu có thể thực hiện được một công việc trong nhiều quốc gia, ngôn ngữ và chủng tộc nếu thiếu một tổ chức hợp nhất không? Rõ ràng là không.
▪ Những môn đồ chân chính của Chúa Giê-su được tổ chức để hỗ trợ và khích lệ lẫn nhau. Nếu một người leo núi một mình thì có thể tự quyết định sẽ leo ở đâu và không phải trông chừng những người leo núi thiếu kinh nghiệm. Tuy nhiên, nếu người ấy gặp phải trở ngại hay tai nạn thì sẽ rất nguy hiểm vì không Châm-ngôn 18:1). Để thi hành sứ mạng của Chúa Giê-su, các môn đồ ngài phải hỗ trợ lẫn nhau (Ma-thi-ơ 28:19, 20). Hội thánh cung cấp kiến thức về Kinh Thánh, sự huấn luyện và khích lệ để mọi người tiếp tục vững lòng và không bỏ cuộc. Có thể tìm nơi đâu sự hướng dẫn của Đức Giê-hô-va nếu các buổi nhóm họp để thờ phượng và học Kinh Thánh không được tổ chức?—Hê-bơ-rơ 10:24, 25.
có ai hỗ trợ. Cũng thế, tự cô lập mình là điều thiếu khôn ngoan (▪ Các môn đồ chân chính của Chúa Giê-su được tổ chức để hợp nhất thờ phượng Đức Chúa Trời. Các môn đồ của Chúa Giê-su nghe tiếng ngài nên họ thuộc “một bầy” chiên, dưới sự dẫn dắt của ngài (Giăng 10:16). Họ không thuộc về nhiều nhà thờ, cũng không có sự bất đồng về giáo lý. Thay vì thế, họ “đồng một tiếng nói với nhau” (1 Cô-rinh-tô 1:10). Để đạt được sự hợp nhất, chúng ta cần sự trật tự, và sự trật tự đòi hỏi phải có sự tổ chức. Chỉ có một hiệp hội anh em hợp nhất mới được Đức Chúa Trời ban phước.—Thi-thiên 133:1, 3.
Tình yêu thương chân thành dành cho Đức Chúa Trời và Lời Ngài là Kinh Thánh đã kéo hàng triệu người đến với một tổ chức hội đủ các tiêu chuẩn trên cùng nhiều tiêu chuẩn khác trong Kinh Thánh. Với tư cách là một đoàn thể anh em hợp nhất và được tổ chức, Nhân Chứng Giê-hô-va trên toàn thế giới nỗ lực làm theo ý muốn Đức Chúa Trời. Ngài đảm bảo: “Ta sẽ ở và đi lại giữa họ; ta sẽ làm Đức Chúa Trời của họ, và họ làm dân ta” (2 Cô-rinh-tô 6:16). Bạn cũng sẽ hưởng được ân phước tuyệt diệu này nếu cùng với tổ chức của Giê-hô-va Đức Chúa Trời thờ phượng Ngài.
[Chú thích]
^ đ. 2 Một micron bằng một phần triệu của một mét.
[Hình nơi trang 13]
Khu trại của dân Y-sơ-ra-ên được tổ chức chặt chẽ
[Nguồn hình ảnh nơi trang 14, 15]
Cần phải được tổ chức để thi hành công việc rao truyền tin mừng trên toàn cầu
Rao truyền tin mừng từng nhà
Công tác cứu trợ
Các hội nghị
Xây dựng nơi thờ phượng