Kinh Thánh thay đổi đời sống
Làm thế nào một cô gái không quan tâm đến Đức Chúa Trời, có nghề nghiệp đầy hứa hẹn đã tìm được mục đích thật của đời sống? Việc biết sự thật về cái chết đã giúp một thanh niên theo Công giáo thay đổi lối sống như thế nào? Một thanh niên vỡ mộng về cuộc sống học được điều gì về Đức Chúa Trời và thôi thúc anh trở thành người truyền giáo tin mừng trong Kinh Thánh? Hãy xem họ nói gì.
“Trong nhiều năm, tôi thắc mắc tại sao chúng ta có mặt trên đời này”.—ROSALIND JOHN
-
NĂM SINH: 1963
-
NƠI SINH: ANH QUỐC
-
QUÁ KHỨ: CÓ NGHỀ NGHIỆP ĐẦY UY TÍN
ĐỜI SỐNG TRƯỚC ĐÂY:
Tôi sinh ra ở Croydon, phía nam Luân Đôn, là con thứ sáu trong gia đình có chín người. Quê quán cha mẹ tôi ở đảo St. Vincent, vùng Biển Ca-ri-bê. Mẹ tôi theo Giám Lý Hội. Tôi không quan tâm đến việc tìm hiểu về Đức Chúa Trời dù rất khao khát tri thức. Tôi thường trải qua những kỳ nghỉ hè bên bờ hồ trong vùng, đọc nhiều sách mà tôi đã mượn của thư viện.
Sau khi ra trường được vài năm, tôi nhận ra rằng mình muốn giúp những người cô thế. Tôi bắt đầu làm công việc giúp những người vô gia cư, người khiếm khuyết về thể chất và về khả năng học tập. Rồi tôi tham dự khóa học về ngành khoa học sức khỏe tại một trường đại học. Sau khi tốt nghiệp, tôi liên tiếp giữ những vị trí đầy uy tín, và đời sống sung túc hơn. Là nhà cố vấn tự do trong ngành quản trị và nghiên cứu xã hội, tôi chỉ cần cái máy tính xách tay và truy cập Internet. Tôi bay sang nước ngoài mỗi lần hai tuần, ở tại khách sạn tôi thích, trong đó tôi đi spa, tập thể dục để giữ dáng và ngắm cảnh đẹp xung quanh. Tôi thật sự nghĩ rằng mình đang sống. Nhưng tôi không bao giờ ngừng quan tâm đến những người bị áp bức.
CÁCH KINH THÁNH THAY ĐỔI ĐỜI SỐNG:
Trong nhiều năm, tôi thắc mắc tại sao chúng ta có mặt trên đời này, và mục đích đời sống là gì. Tuy nhiên, tôi chưa bao giờ cố tìm lời giải đáp từ Kinh Thánh. Một ngày nọ vào năm 1999, em gái tôi là Margaret, một Nhân Chứng Giê-hô-va, đến thăm tôi cùng người bạn Nhân Chứng. Bạn ấy tỏ ra quan tâm đến tôi. Tôi hơi ngạc nhiên vì đã đồng ý để chị giúp tôi tìm hiểu Kinh Thánh. Nhưng, tôi tiến bộ rất chậm vì nghề nghiệp và cuộc sống chiếm nhiều thời gian của tôi.
Mùa hè năm 2002, tôi chuyển đến miền tây nam nước Anh. Ở đấy, tôi bắt đầu tham dự khóa nghiên cứu sinh về xã hội học, với mục tiêu lấy bằng tiến sĩ. Tôi bắt đầu cùng con trai nhỏ tham dự các buổi họp thường xuyên hơn tại phòng họp địa phương của Nhân Chứng, tức Phòng Nước Trời. Dù rất thích học lên cao, nhưng việc tìm hiểu Kinh Thánh đã giúp tôi hiểu nhiều hơn những vấn đề trong đời sống và phương cách giải quyết. Tôi nhận thấy Ma-thi-ơ 6:24 rất đúng, câu này nói rằng chúng ta không thể phục vụ hai chủ. Tôi phải chọn Đức Chúa Trời hoặc tiền của. Tôi biết mình phải quyết định về thứ tự ưu tiên trong đời sống.
những lời nơiNăm trước, tôi thường tham dự buổi học Kinh Thánh tại nhà, nơi đó các Nhân Chứng học sách Có một Đấng Tạo Hóa quan tâm đến bạn không? *. Tôi bắt đầu tin chắc rằng chỉ có Đấng Tạo Hóa của chúng ta, Đức Giê-hô-va, mới có giải pháp cho những vấn đề của nhân loại. Giờ đây tại đại học, tôi được dạy rằng ý nghĩa của đời sống không liên quan gì đến niềm tin nơi Đấng Tạo Hóa. Tôi rất giận. Sau hai tháng, tôi bỏ học và quyết định dành nhiều thời gian hơn để theo đuổi những điều giúp mình đến gần Đức Chúa Trời.
Câu Kinh Thánh thôi thúc tôi thay đổi đời sống là Châm-ngôn 3:5, 6: “Hãy hết lòng tin-cậy Đức Giê-hô-va, chớ nương-cậy nơi sự thông-sáng của con; phàm trong các việc làm của con, khá nhận-biết Ngài, thì Ngài sẽ chỉ-dẫn các nẻo của con”. Học biết về Đức Chúa Trời đầy yêu thương giúp tôi thỏa nguyện hơn so với bất cứ của cải vật chất hoặc chức vụ nào mà bằng tiến sĩ có thể mang lại. Càng học biết về ý định của Đức Chúa Trời đối với trái đất và vai trò của Chúa Giê-su trong việc hy sinh mạng sống ngài cho chúng ta, tôi càng muốn dâng đời sống mình cho Đấng Tạo Hóa. Tôi báp-têm vào tháng 4 năm 2003. Sau đó, tôi dần dần đơn giản hóa đời sống mình.
LỢI ÍCH:
Tình bạn của tôi với Đức Giê-hô-va là điều vô giá. Tôi đã có sự bình an nội tâm và niềm vui khi được biết ngài. Tôi cũng hạnh phúc hơn khi kết hợp với những người thờ phượng chân chính của Đức Chúa Trời.
Nỗi đam mê tri thức của tôi tiếp tục được thỏa nguyện dư dật qua những gì học từ Kinh Thánh và các buổi họp của Nhân Chứng Giê-hô-va. Tôi thích chia sẻ niềm tin của mình với người khác. Điều này trở thành nghề nghiệp của tôi. Đó là một việc tôi thật sự giúp người ta tìm được đời sống tốt hơn ngay bây giờ và có hy vọng tuyệt vời về tương lai trong thế giới mới. Kể từ tháng 6 năm 2008, tôi bắt đầu làm công việc truyền giáo trọn thời gian, tôi hạnh phúc và thỏa lòng hơn bao giờ hết. Tôi đã tìm được mục đích thật của đời sống, và điều đó làm tôi rất biết ơn Đức Giê-hô-va.
“Khi mất người bạn, tôi bị sốc khủng khiếp”.—ROMAN IRNESBERGER
-
NĂM SINH: 1973
-
NƠI SINH: ÁO
-
QUÁ KHỨ: TAY CỜ BẠC
ĐỜI SỐNG TRƯỚC ĐÂY:
Tôi lớn lên ở thị trấn nhỏ tên Braunau, Áo. Vùng này thịnh vượng và ít xảy ra tội ác. Gia đình tôi theo Công giáo và nuôi dạy tôi theo đạo ấy.
Một sự kiện xảy ra trong thời thơ ấu đã tác động mạnh đến tôi. Năm 1984, khi tôi khoảng 11 tuổi, tôi nhớ mình chơi đá banh với một người
bạn thân, nhưng chiều hôm đó, bạn này qua đời trong một tai nạn xe hơi. Khi mất người bạn, tôi bị sốc khủng khiếp. Nhiều năm sau tai nạn ấy, tôi vẫn thắc mắc không biết điều gì xảy ra sau khi chúng ta chết.Khi rời trường học, tôi làm thợ điện. Dù đã trở thành tay cờ bạc và chơi với số tiền lớn, tôi không gặp vấn đề về tài chính. Tôi cũng dành nhiều thời gian chơi thể thao và thích hai loại nhạc kích động có giai điệu mạnh, dữ dội (heavy metal và punk rock). Đời sống tôi xoay quanh việc đi vũ trường và tiệc tùng. Tôi sống vô luân và luôn tìm kiếm thú vui, nhưng cảm thấy rất trống rỗng.
CÁCH KINH THÁNH THAY ĐỔI ĐỜI SỐNG:
Năm 1995, một Nhân Chứng cao tuổi gõ cửa nhà tôi và đưa cho tôi cuốn sách bàn về lời giải đáp từ Kinh Thánh cho câu hỏi: “Khi chết, điều gì xảy ra?”. Cái chết đầy bi kịch của người bạn thân vẫn ám ảnh tôi, thế nên tôi nhận sách ấy. Không những tôi đọc chương nói về sự chết mà còn đọc cả cuốn!
Những gì đọc được đã giải đáp các câu hỏi của tôi về sự chết, nhưng tôi còn học nhiều hơn. Vì theo đạo Công giáo từ nhỏ nên đức tin của tôi chủ yếu tập trung vào Chúa Giê-su. Tuy nhiên, việc tìm hiểu Kinh Thánh kỹ lưỡng đã giúp tôi vun trồng tình bạn mật thiết với Cha của Chúa Giê-su là Giê-hô-va Đức Chúa Trời. Tôi rất thích thú khi biết rằng Đức Giê-hô-va không giấu giếm, xa cách mà cho những ai tìm kiếm ngài được biết rõ về ngài (Ma-thi-ơ 7:7-11). Tôi hiểu rằng Đức Giê-hô-va có cảm xúc và ngài luôn giữ lời. Điều này làm tôi quan tâm nhiều đến những lời tiên tri trong Kinh Thánh và nghiên cứu xem các lời tiên tri được ứng nghiệm thế nào. Những gì nghiên cứu được đã củng cố đức tin của tôi nơi Đức Chúa Trời.
Chẳng bao lâu, tôi nhận biết Nhân Chứng Giê-hô-va là những người duy nhất chân thành muốn giúp người khác tìm hiểu Kinh Thánh. Tôi để ý những câu Kinh Thánh trong các ấn phẩm của Nhân Chứng và tra xem các câu ấy trong Kinh Thánh Công giáo. Càng hiểu sâu, tôi càng nhận ra mình đã tìm được sự thật.
Việc học hỏi Kinh Thánh giúp tôi hiểu Đức Giê-hô-va đòi hỏi tôi sống theo các tiêu chuẩn của ngài. Khi đọc câu Ê-phê-sô 4:22-24, tôi thấy mình cần loại bỏ “nhân cách cũ, là nhân cách chiều theo lối sống trước đây” và tôi phải “mặc lấy nhân cách mới được dựng nên theo ý muốn Đức Chúa Trời”. Thế nên, tôi từ bỏ lối sống vô luân. Tôi thấy mình cũng cần bỏ cờ bạc, vì thói quen ấy khuyến khích việc ham muốn của cải và tính tham lam (1 Cô-rinh-tô 6:9, 10). Để thay đổi, tôi biết mình phải ngưng giao du với bạn bè cũ và tìm bạn mới có cùng tiêu chuẩn như mình.
Làm những thay đổi ấy thật không dễ chút nào. Nhưng tôi bắt đầu tham dự các buổi họp với Nhân Chứng tại Phòng Nước Trời và kết bạn mới trong hội thánh địa phương. Tôi cũng tiếp tục học hỏi Kinh Thánh cá nhân cách kỹ lưỡng. Những bước này giúp tôi thay đổi sở thích về âm nhạc, mục tiêu trong đời sống và ngoại diện. Năm 1995, tôi báp-têm để trở thành Nhân Chứng Giê-hô-va.
LỢI ÍCH:
Giờ đây, tôi có quan điểm thăng bằng về tiền bạc và của cải vật chất. Tôi từng là
người nóng tính nhưng giờ trở nên điềm tĩnh hơn. Tôi cũng không còn lo lắng thái quá về tương lai.Tôi quý trọng việc mình là thành viên thuộc các tín đồ quốc tế phụng sự Đức Giê-hô-va. Tôi thấy trong vòng họ có những người phải tranh đấu với các vấn đề nhưng vẫn trung thành phụng sự Đức Chúa Trời. Tôi rất hạnh phúc khi giờ đây dùng phần lớn thời gian và năng lực để phụng sự Đức Giê-hô-va và làm điều tốt cho người khác, chứ không tìm cách thỏa mãn những ước muốn riêng.
“Cuối cùng, đời sống tôi có mục đích”.—IAN KING
-
NĂM SINH: 1963
-
NƠI SINH: ANH QUỐC
-
QUÁ KHỨ: VỠ MỘNG VỀ CUỘC SỐNG
ĐỜI SỐNG TRƯỚC ĐÂY:
Tôi chào đời ở nước Anh nhưng lúc tôi khoảng bảy tuổi, gia đình chuyển sang Úc. Chúng tôi định cư ở Gold Coast, điểm du lịch ở Queensland, Úc. Dù không giàu có nhưng gia đình tôi luôn đầy đủ.
Tuy lớn lên trong điều kiện vật chất thoải mái, nhưng tôi chưa bao giờ thật sự hạnh phúc. Tôi trở thành người vỡ mộng về cuộc sống. Cha tôi là người nghiện rượu. Tôi không yêu thương ông ấy nhiều, lý do chính là vì ông nghiện ngập và vì cách ông đối xử với mẹ tôi. Chỉ sau này tôi mới biết những điều ông trải qua khi đi lính ở Malaya (hiện là Malaysia) nên tôi có thể hiểu tại sao ông đã hành động như thế.
Tôi bắt đầu say sưa trong những năm học cấp ba. Năm 16 tuổi, tôi rời nhà trường và gia nhập hải quân. Tôi bắt đầu dùng ma túy và nghiện thuốc lá. Càng ngày tôi càng dựa vào rượu. Lúc đầu tôi chỉ uống vào cuối tuần nhưng sau đó thì mỗi ngày.
Từ khoảng 18 tuổi, tôi bắt đầu nghi ngờ về sự hiện hữu của Đức Chúa Trời. Tôi lý luận: “Nếu Đức Chúa Trời thật sự hiện hữu, tại sao ngài để cho người ta chịu đau khổ và chết? Tôi còn sáng tác thơ đổ lỗi cho Đức Chúa Trời về mọi sự gian ác trên thế giới.
Tôi rời hải quân ở tuổi 23. Sau đó, tôi làm nhiều công việc và ngay cả đi nước ngoài trong một năm, nhưng không điều gì làm tôi vơi đi nỗi buồn. Tôi không muốn đặt mục tiêu trong đời sống hoặc cố đạt được bất cứ điều nào. Không gì thật sự thu hút tôi. Tôi xem triển vọng sở hữu một căn nhà, có công việc ổn định và thăng tiến, là vô nghĩa. Chỉ có rượu và âm nhạc mới “an ủi” tôi.
Tôi có thể nhớ như in thời điểm tôi khao khát tìm kiếm mục đích cho đời sống. Lúc đó, tôi ở Ba Lan, đang thăm trại tập trung nổi tiếng ở Auschwitz. Tôi đã đọc qua những hành vi tàn bạo diễn ra tại nơi này. Tuy nhiên, khi
đến đây và chứng kiến khu trại rộng mênh mông, tôi mới bị tác động mạnh. Tôi không thể hiểu tại sao con người lại có thể đối xử quá tàn nhẫn với nhau như vậy. Tôi nhớ mình đi tham quan trại, vừa khóc vừa hỏi: “Tại sao?”.CÁCH KINH THÁNH THAY ĐỔI ĐỜI SỐNG:
Năm 1993, sau khi trở về nhà, tôi bắt đầu đọc Kinh Thánh để tìm câu trả lời. Không lâu sau, hai Nhân Chứng Giê-hô-va gõ cửa nhà tôi và mời tôi dự hội nghị được tổ chức ở sân vận động gần đấy. Tôi nhận lời.
Trước đó vài tháng, tôi đã xem một trận đấu ở sân vận động này nhưng có sự khác biệt lớn giữa hội nghị ấy và trận đấu. Các Nhân Chứng cư xử lịch sự, ăn mặc đàng hoàng, con cái thì ngoan ngoãn. Điều tôi thấy vào giờ ăn trưa khiến tôi kinh ngạc. Hàng trăm Nhân Chứng ăn trưa trên sân cỏ, nhưng khi họ trở về chỗ ngồi, tôi không thấy một miếng rác nào! Trên hết, những người này dường như có sự thỏa lòng và bình an, điều mà tôi mong mỏi. Tôi không nhớ gì về các bài diễn văn trong ngày hôm ấy nhưng hạnh kiểm của Nhân Chứng là ấn tượng lâu dài đối với tôi.
Tối hôm đó, tôi nghĩ đến em họ của mình, người đã đọc Kinh Thánh và nghiên cứu nhiều tôn giáo. Những năm trước đây, em ấy nói với tôi rằng Chúa Giê-su cho biết người ta có thể nhận ra tôn giáo thật qua “trái” của nó (Ma-thi-ơ 7:15-20). Tôi nghĩ ít nhất mình phải xem điều gì làm cho Nhân Chứng khác biệt như thế. Lần đầu tiên trong đời, tôi cảm thấy lạc quan và hy vọng đôi chút.
Tuần kế tiếp, hai Nhân Chứng đã mời tôi dự hội nghị trở lại thăm. Họ mời tôi tìm hiểu Kinh Thánh và tôi nhận lời. Tôi cũng bắt đầu tham dự các buổi họp của đạo Đấng Ki-tô.
Khi tìm hiểu Kinh Thánh, quan điểm của tôi về Đức Chúa Trời thay đổi hoàn toàn. Tôi biết rằng ngài không gây ra sự gian ác và đau khổ, chính ngài cũng đau lòng khi người ta làm điều xấu (Sáng-thế Ký 6:6; Thi-thiên 78:40, 41). Tôi quyết tâm cố gắng không làm Đức Giê-hô-va đau lòng. Tôi muốn làm vui lòng ngài (Châm-ngôn 27:11). Tôi không uống rượu và hút thuốc nữa, cũng bỏ lối sống vô luân. Vào tháng 3 năm 1994, tôi đã báp-têm để trở thành Nhân Chứng Giê-hô-va.
LỢI ÍCH:
Tôi thật sự hạnh phúc và thỏa lòng. Tôi không còn uống rượu để cố giải quyết các vấn đề của mình. Thay vì thế, tôi học cách trao gánh nặng cho Đức Giê-hô-va.—Thi-thiên 55:22.
Mười năm trôi qua, tôi đã kết hôn với một chị Nhân Chứng đáng yêu tên Karen, có con gái riêng tên Nella. Cả ba chúng tôi vui vẻ dành nhiều thời gian cho công việc rao giảng, giúp người khác học biết sự thật về Đức Chúa Trời. Cuối cùng, đời sống tôi có mục đích.
^ đ. 11 Do Nhân Chứng Giê-hô-va xuất bản.